Huỳnh Công Đức

Cố gắng làm những điều bình thường trở thành phi thường

Category Archives: Tài chính ngân hàng

Tổng Hợp BC Thực Tập Chuyên Ngành Tài chính – Ngân hàng

Sau đây là 197 báo cáo thực tập ngành ngân hàng tài chính,rất phù hợp cho bạn nào đang làm báo cáo thực tập của chuyên ngành này có một nguồn tài liệu để tham khảo cho bài của mình

ngan hang tai %20nha Tổng Hợp Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Tài Chính – Ngân Hàng
NH001 Thẩm định TC DA ĐT tại chi nhánh NH NN & PTNT nam HN
NH002 Thanh toán thẻ tại VIETCOMBANK
NH003 GP tín dụng NH nhằm phát triển DN vừa và nhỏ tại VPBANK
NH004 Thanh toán QT theo phương thức tín dụng chứng từ
NH005 Vốn KD tại cty CP thuỷ lợi 3 Nghệ An
NH006 Huy động vốn tại NH TM
NH007 Thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ĐT & PT Cao Bằng
NH008 Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các hộ SX tại NH NN & PTNT huyện Ninh Giang
NH009 Thẩm định TC DA ĐT tại NH Công thương Đống Đa
NH010 Nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại NH ĐT & PT VN
NH011 Tín dụng trung và dài hạn tại NH TM
NH012 Nâng cao hiệu quả KD tại NH ĐT & PT Hà Tây
NH013 Tín dụng tài trợ XNK tại VIETCOMBANK
NH014 Huy động và sử dụng vốn tại NH NN & PTNT Q. HBT
NH015 Khai thác vốn tại NN & PTNT Láng Hạ
NH016 Phân cấp QL NSNN
NH017 Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NH Chính sách XH
NH018 KT cho vay tổ chức cá nhân tại NH NN & PTNT H. Từ Liêm
NH019 Hạn chế rủi trong trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NH Công Thương Đống Đa
NH020 Huy động vốn tại Sở giao dịch 1 NH Công Thương VN
NH021 Nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại NH NN & PTNT HN
NH022 Hạn chế rủi ro tín dụng tại NH NN & PTNT HN
NH023 Nâng cao hiệu quả cho vay hộ SX tại NH NN & PTNT Thanh Trì
NH024 An toàn tín dụng đối với KT ngoài quốc doanh tại NH Công thương Đống Đa
NH025 QL thu thuế GTGT ở khu vực KT cá thể trên địa bàn Q. Ba Đình
NH026 Thanh toán QT tại Sở giao dịch 1 NH Công thương Đống Đa
NH027 Nâng cao hq tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ tại chi nhánh NH NN & PTNT Tây HN
NH028 Huy động vốn thông qua trái phiếu chính phủ (TPCP) ở Kho bạc nhà nước (KBNN) Hà Tây
NH029 CNTT trong thanh toán liên kho bạc (LKB) tại KBNN tỉnh Hà Giang
NH030 Huy động vốn thông qua trái phiếu chính phủ (TPCP) ở Kho bạc nhà nước (KBNN) Hà Nội
NH031 Thanh toán không dùng tiền mặt tại NH Công thương kv 2 Q. HBT – HN
NH032 Mar trong hoạt động tại Sở giao dịch 2 NH ĐT & PT VN
NH033 Thẩm định chất lượng DA ĐT tại NH Công thương Đống Đa
NH034 Hạn chế rủi ro trong thanh toán tại NH Công thương Đống Đa
NH035 Thẩm định chất lượng DA ĐT tại VPBANK
NH036 Huy động vốn tại chi nhánh NH ĐT & PT Đông Triều Quảng Ninh
NH037 Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn chi nhánh NH Công Thương KCN Bắc HN
NH038 Phát triển SP DV tại NH ĐT & PT Hà Tây
NH039 Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn chi nhánh NH ĐT & PT Hải Dương
NH040 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền KTTT
NH041 Phân tích thực trạng tài chính của cty kho vận ngoại thương Vietrans
NH042 Mở rộng HĐ tín dụng tài trợ XK tại NH TMCP XNK VN chi nhánh HN
NH043 Huy động vốn đổi mới CN tại cty dệt 10/10
NH044 Vai trò của NH TM đối với việc phát triển TTCK VN
NH045 Vốn của NH TM
NH046 Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung và dài hạn chi nhánh NH NN & PTNT Đông HN
NH047 Cho vay tiêu dùng tại TECHCOMBANK
NH048 Hạn chế rủi do trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NH Công thương Đống Đa
NH049 Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng cty Hàng không VN
NH050 Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực KT tư nhân của VIETCOMBANK Ba Đình
NH051 Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại NH Công thương Thanh Hoá
NH052 Thanh toán điện tử tại chi nhánh NH Công thương Đống Đa
NH053 QL vốn sự nghiệp tại HN
NH054 Thanh toán QT tại chi nhánh NH Công thương Hoàn Kiếm
NH055 QL thuế thu nhập cá nhân ở VN hiện nay
NH056 Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại cty xây lắp và KD vật tư thiết bị
NH057 Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại tổng cty chè VN
NH058 Lưu thông tiền mặt tại VN và những biện pháp giảm lưu thông tiền mặt tại VN
NH059 Phát triển hoạt động KD CK tại cty CP CK Bảo Việt
NH060 Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NH ĐT & PT HN
NH061 Báo cáo TC ở TECHCOMBANK
NH062 Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các hộ SX tại NH NN & PTNT huyện Kinh Môn – Hải Dương
NH063 Lợi nhuận và một số GP gia tăng lợi nhuận đối với cty Dược phẩm TƯ 1
NH064 Lợi nhuận và một số GP gia tăng lợi nhuận đối với cty da giày HN
NH065 Nâng cao hiệu quả KD tại TECHCOMBANK
NH066 Thanh toán QT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở GD 1 NH ĐT & PT VN
NH067 Thẩm định tài chính DA tại cty Kinh Đô
NH068 Thanh toán chuyển tiền điện tử tại NH Công Thương Đống Đa HN
NH069 Huy động vốn tại chi nhánh NH NN & PTNT Bắc HN
NH070 Vai trò của NH NN trong việc kiểm soát tiền tệ
NH071 Thanh toán QT tại NH NN & PTNT chi nhánh Nam Định
NH072 Thẩm định tài chính DA khu chung cư cao tầng cao cấp tại phố Ngọc Khánh
NH073 Huy động và sử dụng vốn tại cty Bánh kẹo Hải Hà
NH074 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN NN tại chi nhánh NH Công thương Ba Đình
NH075 Tín dụng tài trợ XNK tại sở GD 1 NH ĐT & PT VN
NH076 Huy động vốn tại NH Công thương Bến Thuỷ – TP. Vinh
NH077 Thẩm định tài chính dự án trong NH TM
NH078 Tài trợ cho XNK tại NH TM
NH079 Huy động và sử dụng vốn tại Sở GD 1 NH ĐT & PT VN
NH080 Cho vay dự án tại Sở GD 1 NH ĐT & PT VN
NH081 Hoàn thiện và phát triển cty CK tại VN hiện nay
NH082 Phân tích tình hình tài chính của cty Cơ khí XD và lắp máy điện nước
NH083 Phân tích tình hình tài chính của cty CP Sao Việt
NH084 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại cty Ctrình GT 208
NH085 QL vốn NN tại DN NN
NH086 Nghiệp vụ thị trường mở tại NH NN VN
NH087 Nâng cao lợi nhuận ở cty TNHH Việt phát triển
NH088 Báo cáo TC trong DN
NH089 Dự báo ngân quỹ và tình hình TC ở cty VL và CN năm 2003
NH090 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XN XD 2
NH091 Tín dụng trung và dài hạn tại NH ĐT& PT VN
NH092 QL hoạt động ngoại hối của NH NN
NH093 Giải ngân ODA tại VN giai đoạn 2001-2005
NH094 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN NN tại chi nhánh NH Công thương Đống Đa
NH095 Huy động vốn tại NH Công thương Hoàn Kiếm
NH096 SD vốn KD tại cty vật liệu và CN
NH097 Ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NH NN & PTNT HN
NH098 Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Quân Đội
NH099 QL vốn tại cty XD số 3
NH100 Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay DN NN tạ chi nhánh NH Công thương Ba Đình
NH101 Vốn cho người nghèo
NH102 QL thuế đối với DN ngoài quốc doanh ở nước ta
NH103 Cho vay tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ tại NH Công thương Hà Tây
NH104 KT cho vay tại NH NN & PTNT H. Quế Võ
NH105 Thanh toán hàng XK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VIETCOMBANK
NH106 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN tại chi nhánh NH Công Thương Đống Đa
NH107 Nâng cao hiệu quả KD tại NH Công thương Hà Nam
NH108 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH ĐT & PT khu vực Gia Lâm
NH109 QL và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang
NH110 Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH NN & PTNT HN
NH111 Huy động vốn tại chi nhánh NH NN & PTNT Láng Hạ
NH112 Thanh toán không dùng tiền mặt tại NH NN & PTNT Ba Đình
NH113 KT cho vay hộ SX tại NH NN & PTNT H. Ninh Giang – HD
NH114 Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong HT NH TM nước ta
NH115 Báo cáo tài chính tại cty KD XNK thiết bị điện ảnh và TH
NH116 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Sở GD 1 NH NN & PTNT VN
NH117 QL thu thuế đối với các hộ KD cá thể tại chi cục thuế Q. HBT
NH118 Tín dụng trung và dài hạn tại VIETCOMBANK
NH119 Thẩm định tài chính DA ĐT tại sở GD 1 NH Công thương VN
NH120 Vốn lưu động tại cty Thiết bị VT
NH121 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hộ SX tại NH NN & PTNT H. Vụ Bản – Nam Định
NH122 Nâng cao chất lượng tín dụng XNK tại chi nhánh NH Công thương Đống Đa
NH123 GP Tăng lợi nhuận ở TT Dược phẩm TM HN
NH124 Tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NH Công thương Q. HBT
NH125 Thẩm định DA ĐT tại NH TM
NH126 Tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH NN & PTNT VN chi nhánh Láng Hạ
NH127 Huy động vốn tại NH Công thương T. Hà Tây
NH128 QL NSNN đối với yêu cầu XH hoá hoạt động y tế trên địa bàn Q. Hoàn Kiếm
NH129 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền KTTT trong các NH TM
NH130 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH Công thương Lưu Xá – Thái Nguyên
NH131 KD tiền tệ làm DV NH với nội dung nhận và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng cung ứng các DV thanh toán
NH132 Hạn chế rủi ro tín dụng tại NH NN & PTNT H. Đoan Hùng
NH133 Thanh toán điện tử tại chi nhánh NH Công thương HBT
NH134 Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động tại cty CP thiết bị TM
NH135 Vai trò của vốn trong hoạt động KD tại các NH TM
NH136 Tăng cường năng lực tài chính tại cty xây lắp và KD VTTB
NH137 Huy động vốn tại chi nhánh NH Công thương Ba ĐÌnh
NH138 Huy động vốn tại NH TMCP Quân Đội
NH139 QL và sử dụng vốn lưu động tại cty in TM và DV NH
NH140 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với KT ngoài QD tại SGD 1 NH ĐT & PT VN
NH141 Tín dụng trung và dài hạn tại NH NN & PTNT VN đông HN
NH142 Thẩm định TC DA ĐT tại các NH TM
NH143 Chuyển tiền điện tử tại NH NN & PTNT Nam HN
NH144 Huy động vốn tại NH TMCP XNK chi nhánh HN
NH145 QL ngân quỹ tại cty Thiết bị GD 1
NH146 Lợi nhuận và các giải pháp gia tăng lợi nhuận tại cty CP CN NT
NH147 Nghiệp vụ cho vay tại SGD 1 NH Công Thương VN
NH148 Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NH Công Thương Cầu Giấy
NH149 Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TM
NH150 Tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH Công Thương khu vực Chương Dương
NH151 Tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH NN & PTNT Đông HN
NH152 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với tp KT ngoài QD tại chi nhánh NH ACB Hải Phòng
NH153 Tín dụng trung và dài hạn tại cty tài chính Dầu Khí
NH154 Tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH Công thương Chương Dương
NH155 Vốn tại cty XD ctrình hàng không ACC
NH156 Thanh toán không bằng tiền mặt tại NH NN & PTNT Thăng Long
NH157 Nâng cao khả năng TC tại Tổng cty Chè VN
NH158 Vấn đề vốn tại cty CP may Thăng Long
NH159 Huy động vốn tại NH ĐT & PT VN Bắc HN
NH160 Huy động vốn tại cty TC Dầu Khí
NH161 Thực hiện doanh thu bán hàng tại cty Giày Thuỵ Khuê
NH162 TSLĐ tại cty Giày Thượng Đình
NH163 Vốn tại cty CP ĐT XD và TM QT
NH164 Sử dụng vốn lưu động tại cty CP Sông Đà 10
NH165 Báo cáo tài chính tại cty TNHH giao nhận HH Jupiter Pacific chi nhánh HN
NH166 Tín dụng XNK tại NH Công thương Đống Đa
NH167 Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NH Công Thương HBT
NH168 Huy động vốn tại chi nhánh NH Công thương Hoàn Kiếm
NH169 Huy động vốn tại NH Công thương Ba Đình
NH170 Hoạt động cho vay tại NH Công thương T. Hưng Yên
NH171 Thanh toán không dùng tiền mặt tại NH Công Thương T. Nam Định
NH172 Tín dụng trung và dài hạn tại NH Công thương Phúc Yên
NH173 Tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH Công thương Bắc HN
NH174 Nghiệp vụ bảo lãnh tại NH ĐT & PT HN
NH175 Huy động vốn tại NH ĐT & PT TP. HN
NH176 Đánh giá rủi ro khi cho vay ĐTPT tại NH ĐT &PT Yên Bái
NH177 Phát hành và thanh toán thẻ tại VIETCOMBANK
NH178 Tín dụng tại VIETCOMBANK
NH179 Huy động vốn tại NH NN & PTNT Từ Liêm
NH180 KT cho vay DN ngoài QD tại NH NN & PTNT HN
NH181 Nâng cao lợi nhuận tại cty ĐT hạ tầng KCN và đô thị số 18
NH182 Huy động vốn tại chi nhánh NH NN & PTNT VN Q. Tây Hồ
NH183 Huy động vốn tại chi nhánh NH NN & PTNT VN Q. Tây Hồ
NH184 Tín dụng tại NH TMCP EximBank HN
NH185 Hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Phương Nam
NH186 Hạn chế rủi ro cho vay tại NH Công thương Thanh Hoá
NH187 Thanh toán thẻ tại NH TMCP Á Châu
NH188 Tín dụng ngắn hạn trong HT NH TM nước ta, thực tiễn tại chi nhánh NH Chohung Vina
NH189 Hạn chế rủi ro tín dụng tại NH ĐT & PT Quảng Ninh
NH190 Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại VIETCOMBANK
NH191 Thẩm định tài chính trong cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh NH NN & PTNT VN
NH192 Xác định giá trị DN tại cty CK Mê Kông
NH193 Vốn lưu động tại NM bánh kẹo cc Hữu Nghị
NH194 Vốn tại NM đóng tàu Hạ Long
NH195 Cty TNHH Thành Công
NH196 Phân tích tình hình TC tại cty tư vấn giám sát và XD ctrình
NH197 Phân tích TC tại cty May Đức Giang

……………………………………………………..
Tên sách: 197 Báo Cáo Thực Tập Chuyên Ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 197 bao cao thuc tap chuyen nganh tai chinh ngan hang
Download here (Các bạn chờ 5 giây rồi bấm vào skip ads để vào trang download)

Nguồn thuviendientu.org

Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng Mobile Banking

Những giải đáp sau đây giúp người dùng hiểu rõ hơn cách đăng ký, sử dụng Mobile Banking của Tiên Phong Bank.

– Đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking ở đâu?

a. Đối với khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng Tiên Phong

Bước 1: Đăng nhập vào trang web của Internet banking

– Truy cập vào địa chỉ: https://ibank.tpb.com.vn

– Nhập tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống Internet banking

Bước 2:

– Đăng ký sử dụng Mobile banking

– Vào menu Tiện ích -> Đăng ký Mobile banking

– Làm theo hướng dẫn trên màn hình để đăng ký sử dụng Mobile banking

Khách hàng cũng có thể mang chứng minh hoặc hộ chiếu đến bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để yêu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking.

b. Đối với khách hàng chưa đăng ký sử dụng Internet banking (hoặc chưa mở tài khoản tại ngân hàng Tiên Phong): Mang chứng minh thư hoặc hộ chiếu đến bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để mở tài khoản và yêu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking.

– Các loại máy điện thoại nào có thể sử dụng được Mobile banking?

– Các loại máy điện thoại có hỗ trợ JAVA

– Thuê bao của mạng di động nào có thể sử dụng được Mobile banking?

– Thuê bao của 5 mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone và EVN Telecom sẽ sử dụng được.

– Để sử dụng được Mobile Banking, điện thoại phải bắt buộc cài GPRS?

– Không đúng. GPRS chỉ là đường truyền để download chương trình về máy. Bạn có thể dùng cáp, thẻ nhớ, Bluetooth, hồng ngoại, miễn sao cài được chương trình vào máy điện thoại.

– Khi đã cài đặt Mobile banking vào máy điện thoại, có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ luôn?

– Khi đã cài thành công chương trình vào máy, bạn cần đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile banking. Sau đó, khách hàng phải kích hoạt dịch vụ. Mã số kích hoạt và mật mã (PIN) sẽ được hệ thống đăng ký gửi SMS về điện thoại cho bạn. Sau khi kích hoạt thành công, người dùng bắt buộc phải đổi mật khẩu.

Qua 24h mã số kích hoạt hết hiệu lực, nếu chưa kích hoạt dịch vụ, người dùng phải làm gì để có thể kích hoạt?

– Mỗi mã số kích hoạt chỉ được sử dụng một lần và sẽ hết hiệu lực sau 24h kể từ khi hệ thống gửi về khách. Nếu sau 24h bạn chưa kích hoạt, cần liên hệ lại với ngân hàng để được cấp mã số khác.

Mật mã sử dụng giao dịch Mobile banking là gì? Tại sao cần đổi lại mật mã ngay lần sử dụng đầu tiên?

– Mật mã sử dụng trong các giao dịch Mobile banking là số bí mật có độ dài từ 6 đến 12 số dùng để xác thực mỗi khi khách thực hiện một giao dịch. Mã số này do bạn tự chọn và chỉ bạn mới biết.

Khách hàng cần đổi lại mật mã ngay sau khi kích hoạt dịch vụ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Mobile banking. Bạn phải nhớ mật mã này và tuyệt đối không tiết lộ cho người khác biết.

Các dịch vụ đang được cung cấp trên Mobile banking bao gồm những gì?

– Các dịch vụ đang được cung cấp trên Mobile banking gồm: Xem số dư tài khoản; Xem lịch sử 5 giao dịch gần nhất; Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, các điểm giao dịch, các điểm đặt máy ATM của Ngân hàng Tiên Phong; Chuyển khoản tới các tài khoản trong Ngân hàng Tiên Phong; Nạp tiền cho thuê bao di động trả trước (Topup) MobiFone, Vinaphone và Viettel; Thanh toán hóa đơn thuê bao di động trả sau của MobiFone, Viettel và hóa đơn ADSL của nhà cung cấp FPT Telecom.

Nhập sai mật mã bao nhiêu lần thì bị khóa. Khi bị khóa, người dùng phải làm gì?

– Khách hàng nhập sai mật mã (PIN) 5 lần liên tiếp thì số điện thoại sẽ bị khóa không sử dụng được dịch vụ để bảo đảm an toàn, tránh trường hợp kẻ gian cố tình tìm ra mật mã. Khi bị khóa, bạn mang chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Tiên Phong sẽ được cấp lại mật mã mới.

– Số giao dịch là gì? Tại sao mỗi giao dịch phải có bước nhập số giao dịch để xác nhận?

– Khi khách gửi yêu cầu để thực hiện một giao dịch trên Mobile banking hệ thống sẽ gửi về một số gồm 4 chữ số gán cho giao dịch. Đây là số giao dịch. Người dùng cần xác nhận giao dịch với số giao dịch tương ứng để chắc chắn mình muốn thực hiện lệnh đó.

Có thể nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng di động nào?

– Bạn có thể nạp tiền cho thuê bao trả trước của 3 mạng: VinaPhone, MobiFone và Viettel.

– Số tiền tối thiểu hoặc tối đa cho mỗi lần nạp tiền cho thuê bao trả trước là bao nhiêu?

– Số tiền tối thiểu trong một lần nạp là 30.000 đồng, số tiền tối đa là 500.000 đồng. Các mệnh giá khách có thể chọn nạp là: 30.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng.

– Khi sử dụng tiện ích nạp tiền cho thuê bao trả trước, các khuyến mãi của nhà cung cấp như nhân đôi tài khoản người dùng có được hưởng?

– Khách hàng vẫn được hưởng đầy đủ các chính sách khuyến mãi của nhà cung cấp vụ di động giống như khi nạp qua thẻ cào.

– Tài khoản mặc định là gì? Cách kiểm tra tài khoản mặc định đăng ký?

– Tài khoản mặc định là tài khoản ngân hàng khách đã đăng ký sử dụng Mobile banking và được chọn làm tài khoản sẽ sử dụng trong các giao dịch Mobile banking. Thông thường tài khoản đăng ký sử dụng Mobile banking lúc đầu được chọn là tài khoản mặc định. Trong trường hợp có nhiều tài khoản, khách có thể thay đổi tài khoản mặc định tùy thích.

Để kiểm tra tài khoản mặc định, khách chỉ cần gửi lệnh xem Số dư tài khoản. Tài khoản bắt đầu bằng chuỗi *** được hệ thống ghi nhận là tài khoản mặc định.

– Có thể chuyển tiền tới một tài khoản TPB không đăng ký sử dụng Mobile Banking được không?

– Khách hàng có thể chuyển tiền tới tài khoản TPB khác không đăng ký sử dụng Mobile banking

Người dùng có thể thanh toán hóa đơn của các dịch vụ nào qua Mobile banking?

– Khách hàng có thể sử dụng Mobile banking để thanh toán hóa đơn: Internet ADSL của FPT Telecom; Thuê bao điện thoại trả sau của MobiFone, Viettel.

Khi xem lịch sử giao dịch, hệ thống sẽ liệt kê ra bao nhiêu biến động tài khoản?

– Hệ thống sẽ liệt kê ra 5 giá trị giao dịch biến động gần nhất của tài khoản (liệt kê cả biến động của giao dịch khách thực hiện trên hệ thống khác như Internet, thẻ…)

– Người dùng nên cập nhật phiên bản mới của Mobile banking khi nào?

– Khi Mobile banking có phiên bản mới, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo tới khách hàng. Người dùng có thể cập nhật về máy điện thoại.

– Nếu quên mật mã, người dùng phải làm thế nào?

– Nếu quên mật mã, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để được cấp lại mật mã mới.

– Khi bị mất máy điện thoại, tài khoản của khách hàng có được an toàn không? Khách hàng phải làm gì trong trường hợp này?

– Nếu bị mất máy điện thoại, tài khoản của khách vẫn được bảo đảm an toàn vì để thực hiện được giao dịch cần phải xác nhận lại bằng mật mã. Mật mã chỉ có mình bạn biết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, khách hàng nên liên hệ ngay với ngân hàng để được tạm khóa thuê bao đăng ký Mobile banking, tránh trường hợp kẻ gian biết được mật mã cũng không thực hiện giao dịch được.

Sau khi đã khôi phục được số điện thoại cũ, nếu muốn tiếp tục sử dụng Mobile Banking, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để được hỗ trợ kích hoạt lại dịch vụ.

– Khi muốn thay đổi số điện thoại đăng ký sử dụng Mobile Banking, người dùng phải làm gì?

– Khi muốn đổi số điện thoại đăng ký sử dụng Mobile banking, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để được thay đổi theo yêu cầu.

– Thuê bao đăng ký sử dụng Mobile banking bị khóa bởi ngân hàng, người dùng còn sử dụng được thuê bao đó nữa không?

– Khách hàng vẫn có thể sử dụng thuê bao đó bình thường. Khi bị khóa trên hệ thống Mobile banking, khách hàng chỉ không sử dụng được các dịch vụ của Mobile banking.

– Nếu tài khoản đăng ký sử dụng Mobile Banking bị khóa bởi hệ thống Mobile banking, người dùng có sử dụng được tài khoản này không?

– Khách hàng vẫn có thể thực hiện được các giao dịch bình thường trên tài khoản đó vì khi bị khóa trên hệ thống Mobile banking, người dùng chỉ không sử dụng được các dịch vụ của Mobile banking. Tuy nhiên khi tài khoản đó bị khóa hoặc đóng trên hệ thống của Ngân hàng Tiên phong, người dùng cũng không thể sử dụng được tài khoản này trên Mobile banking.

– Khi muốn đăng ký thêm tài khoản TPB hoặc hủy đăng ký tài khoản TPB sử dụng Mobile Banking, người dùng phải làm gì?

– Khi muốn đăng ký thêm tài khoản TPB hoặc muốn hủy đăng ký tài khoản TPB sử dụng Mobile banking, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để được thay đổi theo yêu cầu.

Người dùng có thể đăng ký 2 số điện thoại để sử dụng một tài khoản được không?

– Khách hàng chỉ được đăng ký một số điện thoại để sử dụng Mobile banking.

– Người dùng có thể đăng ký 2 tài khoản với cùng một số điện thoại được không?

– Khách hàng có thể đăng ký nhiều tài khoản TPB với cùng một số điện thoại để sử dụng trên Mobile banking. Việc chọn tài khoản nào là tài khoản mặc định trong các giao dịch là tùy quý khách đặt (Trong chức năng Quản lý tài khoản/ Đổi tài khoản mặc định).

Khi muốn thay đổi thông tin cá nhân đã đăng ký, người dùng phải làm gì?

– Khi muốn thay đổi thông tin cá nhân đã đăng ký sử dụng Mobile banking, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để được thay đổi theo yêu cầu.

– Khi không muốn sử dụng dịch vụ Mobile Banking nữa người dùng phải làm thế nào?

– Khi không muốn tiếp tục sử dụng Mobile banking, khách hàng mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của Ngân hàng Tiên Phong để làm thủ tục chấm dứt dịch vụ .

– Người dùng gửi thắc mắc trong quá trình sử dụng Mobile banking tới đâu?

– Trong quá trình đăng ký, sử dụng dịch vụ nếu có bất kỳ thắc mắc nào khách hàng liên hệ với Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của Ngân hàng Tiên Phong.

(Nguồn: Ngân hàng Tiên Phong)

Sử dụng dịch vụ thanh toán qua POS như thế nào?

Các chuyên gia của hệ thống Smartlink giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua POS.

Dịch vụ thanh toán qua máy cà thẻ POS và đặc điểm của dịch vụ POS là gì?

– Dịch vụ POS là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng cung cấp cho các chủ thẻ để thực hiện chi tiêu và mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

Dịch vụ POS của hệ thống Smartlink cho phép khách hàng là chủ thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng thương mại trong nước phát hành, có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa tại các đơn vị chấp nhận thẻ của các ngân hàng thành viên hệ thống Smartlink và các ngân hàng của các tổ chức chuyển mạch khác (như Banknetvn và V.N.B.C) đã tham gia kết nối với hệ thống Smartlink.

– Tại sao nên thanh toán qua POS?

– Phương thức thanh toán đơn giản và thuận tiện: Khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, mua bán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng, không cần phải mang theo tiền mặt cũng như hạn chế được các khó khăn của việc tiêu dùng tiền mặt mang lại (khó khăn trong việc thanh toán những hàng hóa có giá trị lớn, tiền giả, tiền không đủ giá trị lưu hành…).

An toàn và bảo mật hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt: giao dịch được mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật trong thanh toán thẻ. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng còn được hưởng các chương trình khuyến mại của các đơn vị chấp nhận thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng là chủ thẻ.

Điều kiện để sử dụng được dịch vụ POS?

– Khách hàng phải có thẻ ghi nợ nội địa do ngân hàng Việt Nam phát hành. Ngân hàng phát hành thẻ có tham gia kết nối dịch vụ POS nội địa qua hệ thống Smartlink. Đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng thanh toán có tham gia kết nối dịch vụ POS qua hệ thống Smartlink. Bênc ạnh đó, khách hàng không cần kích hoạt tính năng thanh toán qua POS của thẻ.

Làm sao biết đơn vị này có chấp nhận thẻ của mình hay không?

– Khách hàng là chủ thẻ ngân hàng thành viên Smartlink có thể nhận biết bằng một trong các cách sau: Có logo của Smartlink ở các điểm chấp nhận thẻ; khách hàng có thể hỏi trực tiếp đơn vị bán hàng xem thẻ của mình có được chấp nhận hay không; khách hàng có thể gọi số hotline in trên POS đặt tại đơn vị bán hàng.

Khách hàng có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành để được cung cấp thông tin cần thiết (số điện thoại liên hệ thường in trên mặt sau thẻ).

Làm cách nào có được thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ trên POS của các ngân hàng khác nhau?

– Khách hàng liên hệ với các ngân hàng thành viên hệ thống Smartlink đã kết nối giao dịch POS với Smartlink để làm thủ tục phát hành và tư vấn việc sử dụng thẻ. Danh sách ngân hàng thành viên Smartlink tham khảo tại http://smartlink.com.vn/Home/.

Phải trả phí bao nhiêu khi thanh toán qua hệ thống POS?

– Bạn không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa thanh toán hàng hóa/ dịch vụ tại các máy POS liên kết với hệ thống Smartlink.

Khi khách hàng có thắc mắc, khiếu nại về sử dụng thẻ trong dịch vụ POS thì sẽ hỏi ai?

– Khi có thắc mắc khiếu nại, khách hàng liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được giải đáp, hỗ trợ bằng các cách sau: Đến chi nhánh giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ gần nhất, gọi số hotline in đằng sau thẻ để được hướng dẫn cụ thể.

Khi thực hiện thanh toán không thành công, khách hàng không nhận được hàng hóa/ dịch vụ từ đơn vị chấp nhận thẻ khách hàng nhưng vẫn bị ghi nợ, phải giải quyết thế nào?

– Khách hàng liên hệ với ngân hàng phát hành để được hướng dẫn làm yêu cầu tra soát theo quy định.

(Nguồn: Smartlink)

Những cột mốc phát triển thú vị của tiền tệ

Hằng ngày, mỗi người đều phải sử dụng tiền để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhưng ít người biết được quá trình phát triển của tiền từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay như thế nào.

Dưới đây là những cột mốc thú vị trong quá trình phát triển của đồng tiền.

Thời kỳ hàng đổi hàng

Một người có thể trao đổi 450g táo lấy 450g hạt giống.

Người cổ đại không dùng tiền để mua bán, trao đổi hàng hóa. Thay vào đó, họ dùng phương thức trao đổi hàng lấy hàng, tức là dùng những tài sản cá nhân để trao đổi lấy những loại hàng hóa khác.

Khoảng giữa những năm 9000 – 6000 trước công nguyên, vật nuôi được xem là đơn vị trao đổi chủ yếu. Sau đó, khi nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thì những loại cây trồng, sản phẩm từ nông nghiệp lại được sử dụng để trao đổi một cách phổ biến.

Vỏ sò

Vỏ xò thường được sử dụng như một món quà rất giá trị trong lễ cưới.
Vỏ sò thường được sử dụng như một món quà rất giá trị trong lễ cưới.

Từ 1200 – 800 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng những vỏ sò như một loại tiền tệ. Một người được cho là có quyền lực khi họ có rất nhiều vỏ sò. Sau đó, loại hình tiền tệ này lan sang các nước ở Châu Phi và Bắc Mỹ.

Đồng tiền kim loại đầu tiên

Những đồng tiền xu có lỗ thủng để có thể xâu chuỗi lại thành vòng cổ. Bên cạnh đó, trung quốc còn sử dụng những công cụ làm từ kim loại như giao, thuổng như một loại tiền tệ.
Những đồng tiền xu có lỗ thủng để có thể xâu chuỗi lại thành vòng cổ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng những công cụ làm từ kim loại như dao, thuổng như một loại tiền tệ.

Vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sản xuất ra những đồng tiền xu đầu tiên. Những đồng tiền này được làm từ kim loại, và có lỗ trống để có thể xâu thành một chuỗi vòng. Những đồng tiền xu đầu tiên này được xem như là khởi nguồn của quá trình phát triển đồng tiền kim loại.

Đồng xu vàng và bạc

Những đồng xu vàng có giá trị hơn những đồng xu bạc bởi vì vàng ít phổ biến hơn bạc.

Khoảng 500 năm trước công nguyên, những đồng tiền xu bằng bạc in hình các vị thần, vị hoàng đế để khẳng định sự thống trị của họ. Ban đầu những đồng tiền này được sử dụng ở Lydia, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó lan rộng ra Hy Lạp, đế quốc Ba Tư và cả thành La Mã. Cũng trong thời gian này, nhiều nước khác bao gồm cả Lydia cũng sử dụng đồng tiền xu vàng để mua bán hàng hóa.

Tiền giấy

6. Tiền giấy gọn nhẹ, dễ mang theo người hơn là tiền kim loại.
Tiền giấy gọn nhẹ, dễ mang theo người hơn là tiền kim loại.

Đồng tiền giấy đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 19 sau công nguyên. Tuy nhiên, thời gian này xảy ra hàng loạt những cuộc khủng hoảng, lạm phát nghiêm trọng do sự tăng vọt số lượng tiền giấy. Và vào năm 1455 loại tiền này đã không xuất hiện nữa. Nhiều năm sau đó, những người dân Châu Âu vẫn không sử dụng loại tiền giấy này.

Vàng miếng

Ngày nay, đơn vị đo vàng chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Ngày nay, đơn vị đo vàng chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Người Anh đã đưa ra một tiêu chuẩn vàng xác định, theo đó, vàng được đo bằng đơn vị ounce. Mỗi đơn vị tiền tệ được ấn định một lượng vàng nhất định, do đó ngăn chặn được lạm phát tiền giấy.

Thẻ tín dụng

Ngày nay, lợi ích đáng kể mà thẻ tín dụng mang lại đã được công nhận trên toàn thế giới.
Ngày nay, lợi ích đáng kể mà thẻ tín dụng mang lại đã được công nhận trên toàn thế giới.

Hầu hết mọi người phải dùng tiền mặt để chi trả cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Điều này đôi khi gây ra những khó khăn và bất tiện . Tuy nhiên, mọi chuyện đã được giải quyết vào năm 1950, khi mà nhà khoa học Frank X. McNamara đưa ra ý tưởng mới về một loại thẻ tín dụng, loại thẻ này có thể dùng ở nhiều địa điểm khác nhau, chi trả cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau mà không cần dùng đến tiền mặt./

Cẩm nang tín dụng ngân hàng Seabank

Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có thể nói hoạt động tín dụng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của ngân hàng thương mại.

Cuốn Cẩm nang tín dụng này được biên soạn chủ yếu dành cho những Cán bộ tín dụng mới và đang làm việc tại Phòng Kinh doanh – SeABank có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng và chuẩn mực hơn. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo SeABank để ra quyết định tín dụng chính xác, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Cẩm nang Tín dụng này bao gồm 4 phần cơ bản:

  • Phần I:     Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
  • Phần II:    Thẩm định các điều kiện tín dụng
  • Phần III:   Trình tự xét duyệt cho vay.
    • Phần IV:   Theo dõi, giám sát  quá trình sử dụng vốn vay – Thu nợ, thanh lý Hợp đồng tín dụng – Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và xử lý nợ quá hạn.

Mặc dù cuốn Cẩm nang Tín dụng đã giới thiệu tương đối đầy đủ về quy trình nghiệp vụ tín dụng một cách chi tiết và cụ thể, các kỹ thuật thẩm định khách hàng, điều kiện vay vốn tại SeABank và biện pháp xử lý, thu hồi nợ …, nhưng đó không phải là tất cả, bởi thực tiễn hoạt động tín dụng hết sức đa dạng, phức tạp và thường xuyên thay đổi. Điều quan trọng nhất có thể giúp tránh được những rủi ro tín dụng đó là sự trung thực và kinh nghiệm làm việc.

Thực tiễn trong hoạt động tín dụng thường thay đổi nhanh chóng, những quy định của ngành ngân hàng cũng không ngừng được sửa đổi. Vì vậy chúng tôi đưa vào đây một trang liệt kê ở cuối cuốn Cẩm nang các sửa đổi, ghi chú của riêng người sử dụng để đảm bảo tính chính xác, luôn phù hợp với tính chất địa lý và thời đại.

Trong quá trình biên soạn cuốn Cẩm nang Tín dụng này, Phòng Kinh doanh – Hội sở SeABank đã tập trung nghiên cứu trong thời gian dài, sử dụng nguồn tư liệu là các văn bản luật và dưới luật quy định về hoạt động tín dụng, các sách giáo khoa giảng dạy trong các trường đại học,  quy trình nghiệp vụ tín dụng của một số ngân hàng thương mại khác và các quy định hiện hành của SeABank. Tuy vậy, cuốn Cẩm nang tín dụng này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để cuốn Cẩm nang Tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn…

HỆ THỐNG SWIFT

SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế ( Viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải lợi nhuận. Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới là dựa vào những ưu điểm của nó như:
– Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
– Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
– Chi phí cho một điện giao dịch thấp.
– Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính, bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác.
Ví dụ cho dễ hiểu như : khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì các ngân hàng ở Myanma chưa tham gia SWIFT.

Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi ngân hàng cần phải có một địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC ( Bank identifier Code).Thông qua địa chỉ này mà các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp.

Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. Kết cấu 2 loại như sau:
Loại 8 ký tự:

XXXX XX XX
Bank country area
Code Code Code

Ví dụ

VBAA VN VX
Code Code Code
NH nông nghiệp Việt Nam Hà Nội

Loại 11 ký tự: là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh:

XXXX XX XX XXX
Bank country area Branch
Code Code Code Code

Phần sau tôi sẽ nói cụ thể hơn về cách phân chia mẫu điện SWIFT và cấu trúc của một mẫu điện SWIFT….

 

cách phân chia Mẫu điện SWIFT : tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc tế.
Ví dụ: Nhóm 3: sử dụng cho mua bán ngoại tệ
Nhóm 7: Sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh
Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
……..
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp khác nhau:
Ví dụ ở nhóm 7: để phát hành thư tín dụng dùng mẫu điện 700 và 701
Để tu chỉnh thư tín dụng dùng mẫu điện 707
……….

Như vậy cấu trúc của một mẫu điện SWIFT sẽ gồm 3 phần như sau:
– Phần đầu điện ( header) chứa các thông tin sau:
1. Loại điện giao dịch
2. ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện
3. Giờ gửi và giờ nhận điện
4. Xác nhận tình trạng điện
5. Tham chiếu điện gửi và điện nhận.
– Phần nội dung điện ( Text) : phần này chứa đựng nội dung giao dịch, nó bao gồm các trường với các khuôn dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức SWIFT.
– Phần kiểm tra khóa SWIFT:phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT tại sở giao dịch và ngân hàng đại lý.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số tiêu chuẩn điện SWIFT phổ biến để các bạn khi nhìn vào một mẫu điện SWIFT sẽ nhận diện được nó thuộc phương thức thanh toán nào ( Cái này hơi thiên về nghiệp vụ nhiều vì chỉ có nhân viên phòng thanh toán quốc tế mới cần quan tâm còn khách hàng thì cũng không cần phải tìm hiểu) Bài viết này nhằm hướng tới các bạn sinh viên ngân hàng để hiểu kỹ hơn về SWIFT, để khỏi phải bỡ ngỡ, bối rối khi bước vào làm cán bộ phòng TTQT.
1. Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức chuyển tiền
o Mẫu điện 100: chuyển tiền phục vụ khách hàng
o Mẫu điện 103: chuyển tiền phục vụ khách hàng
o Mẫu điện 200: mẫu điện điều vốn
o Mẫu điện 202: chuyển tiền giữa các ngân hàng
2. Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức L/C
o Mẫu điện 700: Phát hành thư tín dụng
o Mẫu điện 707: Sửa đổi một thư tín dụng
o Mẫu điện 742: Đòi hỏi trả theo thư tín dụng
3. Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức nhờ thu
o Mẫu điện 400: Thông báo thanh toán nhờ thu
4. Ngoài ra còn một số mẫu điện khác….
( Hình thức và cấu trúc của các mẫu điện trên như thế nào chúng ta sẽ nói sau, tuy nhiên khi vào làm ở ngân hàng, nhân viên sẽ được hướng dẫn cụ thể và được hỗ trợ bằng các chương trình đặc biệt dành riêng cho ngân hàng để có thể soạn điện chính xác và nhanh nhất.)

 

Một cách nôm na và dễ hiểu cho người không làm việc liên quan đến SWIFT là:
– Tham gia SWIFT là tham gia vào một mạng lưới chung (không chỉ TTQT mà bao gồm cả cho việc giao dịch vàng, chứng khoán, các lại giao dịch có giá trị khác)
– Mỗi ngân hàng hoặc một tổ chức / định chế tài chính tham gia vào SWIFT được cấp 01 mã SWIFT (BIC CODE), đây có thể hiểu là địa chỉ khi gia nhập vào một mạng lưới.
– Tổ chức SWIFT không hẳn là một tổ chức phi lợi nhuận mà thực tế trái ngược lại, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số kinh khủng, một bài toán nhỏ để có thể tính được doanh thu 1 ngày của SWIFT trung bình ít nhất là 200 triệu USD (60000 định chế tài chính tham gia x trung bình 10 000 usd/tháng), giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25USD/điện , giá này tùy thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT đang sử dụng.
– Nói chung để tìm hiểu về SWIFT có lẽ là một chuyện thật sự khó khăn, đơn cử như việc tham gia để được đào tạo 1 lớp ngắn hạn 2 ngày của SWIFT mà tôi đã tham gia đã tốn chi phí lên đến 1400usd.

Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT có thể nói là bậc nhất trên thế giới, hacker chưa bào giờ tấn công được vào hệ thống này.

 

Mã hệ thống SWIFT

 

Là mã ở trong liên ngân hàng quốc tế.
Mã số của hệ thống SWIFT thì nó phải có từ 8 đến 11 ký tự.

4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng
2 ký tự kế nhận diện quốc gia
2 ký tự nhận diện địa phương
3 ký tự chót nếu có thì nhận diện chi nhánh Nếu là chi nhánh chính thì 3 ký tự chót là “XXX”.
Ví dụ như, Deutsche Bank là một ngân hàng quốc tế có tổng hành dinh ở thành phố Frankfurt, nước Đức. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là: DEUTDEFF.

DEUT nhận diện Deutsche Bank
DE là mã nhận diện nước Đức, Deutschland trong tiếng Đức
FF là mã nhận diện thành phố Frankfurt
3 ký tự chót không dùng
Một ví dụ khác là, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Bank for Foreign Trade of Vietnam ở Hà Nội. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là: BFTVVNVX.

BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam
VN là mã nhận diện nước Việt Nam
VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam
3 ký tự chót không dùng
Khổ mã nhận diện ngân hàng như trên dựa trên tiêu chuẩn ISO 9362./

Hệ thống Home Banking

KIẾN TRÚC HỆ THỐNG

1.1      Đặc điểm phần mềm:

  • Chương trình ứng dụng cài đặt trên máy tính khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Chương trình ứng dụng cài đặt trên máy chủ tại EXIMBANK.
  • Sử dụng phương thức kết nối dial-up bảo mật giữa khách hàng với EXIMBANK.
  • Có khả năng mở rộng bổ sung số lượng kết nối Dial-up đồng thời thông qua các thiết bị RSA sử dụng giao tiếp USB hoặc Bank modem.
  • Cho phép thực hiện yêu cầu truy vấn thông tin và giao dịch thanh toán trực tuyến.

1.2      Tính năng chính của chương trình:

  • Cung cấp thông tin về số dư tài khoản tiền gửi.
  • Xem (và in) sao kê, sổ phụ tài khoản tiền gửi theo mẫu hiện hành của EXIMBANK.
  • Cho phép thực hiện các giao dịch thanh tóan : thanh tóan cước các lọai hóa đơn tiền điện, nước,..; ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi, chuyển tiền trong/ngoài nước, chuyển đổi ngọai tệ, gửi file thanh tóan chi hộ lương tự động, gửi thư yêu cầu xác nhận số dư tài khoản, gửi lệnh rút tiền mặt, gửi yêu cầu mở L/C.
  • Cho phép khách hàng truy vấn tình trạng của các lệnh đã gửi (chưa xử lý, đã xử lý, tình trạng lỗi) và gửi yêu cầu hủy lệnh chưa thực hiện.
  • Xem các thông tin chung của ngân hàng: tỷ giá, lãi suất, biểu phí,….
  • Hỗ trợ 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Có chức năng kiểm tra, đối chiếu số liệu giao dịch cuối ngày.

1.3      Tính năng bảo mật của chương trình

  • Hệ thống mật mã của chương trình áp dụng chữ ký điện tử trên cơ sở ứng dụng thuật toán RSA (Rivest, Shammir, Adleman).
  • Dữ liệu trao đổi giữa máy chủ tại EXIMBANK và máy tính của khách hàng sử dụng được mã hoá và xác thực thông tin.
  • Phía khách hàng sử dụng : có tối đa 3 cấp duyệt lệnh thanh tóan. Mỗi cấp duyệt cho phép khai báo nhiều ngừơi .
  • Phía EXIMBANK : có 2 cấp sử dụng (thanh toán viên , cấp phê duyệt). Mỗi cấp cho phép khai báo nhiều ngừơi .
  • Hệ thống có cơ chế kiểm tra đảm bảo tại một thời điểm chỉ có duy nhất một User trong cùng cấp có quyền ký duyệt.
  • Có các tính năng cho phép kiểm sóat chặt chẻ truy cập tại phía khách hàng như hạn chế số số điện thoại kết nối, cố định máy vi tính sử dụng,…
  • Chương trình có chức năng ghi nhật ký đầy đủ, rõ ràng và được mã hóa (tại máy tính của khách hàng sử dụng và máy chủ tại EXIMBANK ).

CÁC PHÂN HỆ TRONG HỆ THỐNG EBANKING

Giới thiệu cấu trúc hệ thống các chương trình trong Home-Banking,

Có tất cả 10 chương trình như sau:

TVNETSRV:

Là chương trình chạy trên server của ngân hàng, thực hiện các công việc chính sau:

  • Quản trị người đăng nhập
  • Quản trị chữ ký điện tử và các khoá theo thuật toán RSA-1024
  • Quản trị dữ liệu khi nhận từ các khách hàng
  • Import dữ liệu vào Kore bank
  • In và trích xuất dữ liệu

TVAPPROVAL:

Đối với cấp duyệt, hiện tại hệ thống hỗ trợ 02 cấp duyệt. chức năng cho mỗi cấp như sau:

Cấp 1:

  • Nhận điện từ khách hàng và thực hiện giải mã điện
  • In ra phiếu in
  • Tra soát điện
  • Chuyển đổi trạng thái điện
  • Huỷ điện

Cấp 2

  • Sau khi cấp 1 giải mã, cấp 2 có nhiệm vụ import nội dung điện vào korebank

TVCLIENTCENTER:

Chức năng chính như sau

Tạo các điện, trình các cấp cao hơn ký duyệt

  • Uỷ nhiệm chi
  • Lịnh chi
  • Chuyển tiền ra nước ngoài
  • Xác nhận số dư
  • Danh sách lương
  • File word mở L/C
  • File bất kỳ Excel
  • File bất kỳ Word
  • File bất kỳ

Truy cập các thông tin chung của ngân hàng như:

  • Thông tin danh mục các mã
  • Danh mục thông tin tiền tệ
  • Danh mục thông tin các chi nhánh
  • Danh mục thông tin các ngân hàng

Truy cập thông tin đối với các loại tài khoản

  • Truy cập số dư
  • Truy cập nhật ký giao dịch
  • Truy cập tỉ giá

 

Tra soát các điện đã ký trong ngày và tình trạng các điện đã chuyển cho ngân hàng

TVCLIENT

Tuỳ thuộc vào thông số, mà đóng vai trò thành hai chương trình khác nhau

  • Chương trình độc lập: Thực hiện chức năng giống như chương trình TVCLIENTCENTER nhưng với duy nhất có 1 người ký duyệt
  • Chương trình ký duyệt: Dùng cho các cấp ký duyệt, nhận điện từ chương trình TVCLIENTCENTER, sau đó ký duyệt điện
  • Kiểm tra các điện đã ký trong ngày và quá khứ
  • Xem các thông tin chung của ngân hàng, tỉ giám lãi suất..,.
  • Tra cứu số dư tài khoản, các giao dịch

BackupMDB:

Dùng để backup dữ liệu của chương trình

MD5Code:

Tiện ích băm dữ liệu để lưu mật khẩu, dữ liệu quan trọng

ScreenSaver:

Tiện ích khoá màn hình (tương tự như screen saver của Windows), nhưng có khả năng tích hợp vào hệ thống

TVSYS:

Tiện ích cài đặc font hệ thống, hỗ trợ Unicode

TVUtil:

Tiện ích soạn thảo file tips.txt, tạo mật khẩu, giải mãi file cấu hình, tìm các thông số bảo mật

Upgrade:

Tiện ích tự động cập nhật file chương trình

Minh họa một số thuật tóan./

 

 

 

 

 

 

Hệ thống Core banking

Tìm hiểu về Core Banking – khái niệm về ngân hàng lõi … Đây là 1 thuật ngữ thường được nhắc đến hiện nay trong hầu hết các ngân hàng. Bản thân mình, khi tìm hiểu về đề tài này cũng có nhiều điểm chưa rõ, cụ thể là “Core Banking là gì ?” “Nó chỉ là 1 phần mềm hệ thống để thực hiện các nghiệp vụ thông thường thôi phải không ?” … “Và tại sao các ngân hàng đua nhau mua hay xây dựng cho được core banking ?”…v..V…

Trước việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện đại trong giao dịch thương mại điện tử, khái niệm về core banking (ngân hàng lõi) thực ra vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, đặc biệt với khách hàng trong nước. Theo định nghĩa của nhiều cán bộ nghiên cứu trong ngành ngân hàng và của các thầy giáo Học viện Ngân hàng thì có thể hiểu ngân hàng lõi (core banking) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng … Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, core banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core banking)… Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào. Cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module: tiền gửi, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn, Internet Banking …Để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng có thể thay đổi module theo nghiệp vụ ngân hàng hoặc thay đổi theo giải pháp phần mềm.

Hầu hết các hệ thống core banking hiện đại đều hoạt động không ngừng (24×7) để cung cấp Internet banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu …thông qua ATM, Internet, điện thoại và debit card. Có thể thêm định nghĩa tham số để tạo sản phẩm mới thay vì sửa thẳng vào code chương trình, và nhiều chức năng khác tùy theo loại hệ thống Core banking cũng như sự điều chỉnh của ngân hàng triển khai.

Lợi ích của ứng dụng core banking đã được nhìn thấy rõ nhất là trong xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay. Khi đầu tư vào core banking tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn.

Những lợi ích mang lại của một core banking hiện đại biểu hiện trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần mềm mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình. Hệ thống T24 có thể tự động hóa lịch trình công việc, phục hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng, có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.

Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có core hiện đại hoặc dùng core lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiều điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.

Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, yêu cầu của việc triển khai core banking hay việc hiện đại hóa ngân hàng còn có không ít khó khăn. Một core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính “mở” khi Ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM …) chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư triển khai Core Banking thì còn nhiều nhân tố khác trong việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Hà Nội, hệ thống core banking mới phải thỏa mãn yêu cầu quản lý của Ngân hàng nhà nước. Quy trình nghiệp vụ từ ngân hàng rót xuống các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ thống core banking của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nước ngoài. Ví dụ khi phân loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền, có những loại thì gộp chung. Với hệ thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi và các core banking nước ngoài rất khó đáp ứng.

Trong bối cảnh ở Việt Nam đó là thói quen sử dụng tiền mặt rất phổ biến, cộng với hệ thống hạ tầng chưa tốt nên dù các ngân hàng rất mong muốn phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nhưng điều này gặp vô vàn khó khăn.

Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc, và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi. Để phát huy hết tính năng và công hiệu của công nghệ thì trong mỗi ngân hàng từ giám đốc, phòng ban, nhân viên phải thay đổi lề thói, quy trình làm việc, tầm nhìn chiến lược và sản phẩm dịch vụ.

Việc triển khai Core banking phụ thuộc rất lớn vào vốn và kinh nghiệm và đội ngũ nhân lực của mỗi ngân hàng. Nhìn sang các ngân hàng nước ngoài có thể thấy họ được trang bị hệ thống core banking cực kì hiện đại do họ mang từ ngân hàng mẹ sang, điển hình như ANZ, DeutscheBank, HSBC, Citibank.

Việc ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều, bởi việc ứng dụng này phụ thuộc vào vốn và kinh nghiệm ở mỗi ngân hàng. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thấp – chi phí khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD – chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ ở mức độ cao – chi phí trên 5 triệu USD – nhưng chưa sử dụng hết các tính năng. Sự chưa đồng đều còn thể hiện ở việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống vẫn chưa thực sự được phát triển mạnh.

Thách thức cạnh tranh lớn nhất của ngân hàng Việt Nam khi hội nhập là chất lượng dịch vụ. So với ngân hàng quốc tế, ngân hàng Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ tương đương như Telephonebanking, Internetbanking… Nhưng vấn đề quản trị chất lượng dịch vụ của các hệ thống không phải đơn giản. Ngân hàng Việt Nam hiện nay là chỉ lo sao cho có dịch vụ. Nhưng để duy trì và duy trì tốt thì chưa được xem xét thỏa đáng. Mặt khác, phần lớn hệ thống tại ngân hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức có sự cố thì khắc phục. Trong khi, yêu cầu quan trọng đối với quản trị hệ thống là phải cảnh báo trước sự cố, khi đó ngân hàng Việt Nam cần có công cụ đánh giá, thống kê thường xuyên.

Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung. Tuy rằng các kiến trúc, mạng lưới chi nhánh, mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống mạng diện rộng, mạng cục bộ, core banking, bảo mật nhưng thiếu một thiết kế tổng thể.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn giải pháp core banking nào cũng làm nhiều ngân hàng đau đầu. Trong quá trình hội nhập thì các ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin. Tuy nhiên các giải pháp của nước ngoài thì rất đắt và gặp khó khăn trong vấn đề thích ứng với các đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam.

Hiện nay, ở nước ta, một số phần mềm core banking đã được sử dụng tại các ngân hàng như: Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp)..

Core banking chính là biểu hiện rõ nhất của cuộc chạy đua về công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, giúp khách hàng có được nhiều tiện ích khi thực hiện các thanh toán thương mại và từng bước đưa Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Năm 2005, Việt Nam có 7 ngân hàng triển khai core banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này.

Theo NHHN

Một số Core Banking – Hệ thống phần mềm lõi của ngân hàng hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam

——————————————————————————————————-

– Siba: Đây là core banking có tuổi thọ khá lâu, được phát triển trên nền FOX for DOS, có nhiều tranh cãi nhưng tên tuổi của SIBA vẫn gắn liền với FPT, trước đây được sử dụng rất rộng rãi nhưng tại thời điểm hiện tại ko đáp ứng được nhu cầu.

– Silver Lake SIBS Axis : được áp dụng tại VCB, BIDV, VietInBank, MSB …

– Teminos : Techcombank là ngân hàng đầu tiên sử dụng giải pháp của Teminos (Phần mềm Globus), và cho tới hiện tại khá nhiều NH đang triển khai giải pháp này: Sacombank, SeAbank, NH Quân đội, VP Bank …..

– TCBS của Unisys triển khai ở ACB

– Symbol System: Là giải pháp của hãng System Access, được triển khai ở VIBank, HDBank

– Huyndai : Hiện đang triển khai tại NH Nông nghiệp

– TI core ( Transinfotech – Singapore) : đang được MHB, Đại Á,… sử dụng

– I-Flex với FLEXCUBE ở Habubank, PG Bank, Liên Việt, và INDOVINA …

Ngoài ra còn có 1 số phần mềm nội như : Bank2000, Smartbank (sản phẩm của FPT)

Oracle FLEXCUBE giúp các ngân hàng vượt qua các thách thức về thế mạnh cạnh tranh, giảm lề (chênh lệch giá mua & bán), và làm tăng kỳ vọng của khách hàng bằng cách tạo một lợi thế cạnh tranh duy nhất được xây dựng sau khi được cải thiện lợi nhuận và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Với Oracle FLEXCUBE, các ngân hàng có được một lợi thế thông qua các chi phí trực tiếp qua chế biến và xử lý các trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ cho các yêu cầu quy định cho Basel II và quy định chống rửa tiền của Ngân hàng Hoa Kỳ thông qua một hệ thống quản lý dữ liệu có tính bảo mật cao, nó có thể dễ dàng tích hợp với bên thứ ba cùng các giải pháp ngân hàng của bạn.

Làm việc cùng với sự phối hợp với Oracle Industry Reference Model for Banking, một giải pháp cụ thể các quy trình, ứng dụng kiến trúc agile hỗ trợ các quy trình kinh doanh và quản lý quá trình kinh doanh bằng cách sử dụng Business Process Execution Language (BPEL), dịch vụ theo định hướng kiến trúc (SoA), và một dịch vụ web dựa trên mô hình. Nó cho phép tích hợp tất cả các ứng dụng của bên thứ ba, kể cả phần mềm nội bộ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để đơn giản và phức tạp quy trình kinh doanh.

Bạn có thể tự động hoá các hoạt động ngân hàng của bạn với BPEL và liên kết chúng vào một tập hợp các trang Web lớn các dịch vụ trong phạm vi bộ ứng dụng Oracle FLEXCUBE.

Các khả năng kỹ thuật chính :

  • Giao dịch 24/7 với khối lượng lớn, có tính khả dụng cao
  • Nhiều kênh phân phối hỗ trợ, bao gồm cả các chi nhánh, máy ATM, point-of-sale terminal, trung tâm call center, các thiết bị di động, Internet banking
  • Một cơ sở dữ liệu dạng web dựa trên giao diện người dùng
  • An ninh bao gồm quản lý ứng dụng và truy cập
  • Có hiệu lực trực tuyến và tự động xử lý ngoại lệ
  • Tập trung, phân cấp, và kết hợp triển khai
  • Dễ hội nhập với hệ thống hiện có bằng cách sử dụng linh hoạt nền tảng Java, Enterprise Edition
  • Vận hành quản lý rủi ro kiểm soát, bao gồm cả các giới hạn…..