Huỳnh Công Đức

Cố gắng làm những điều bình thường trở thành phi thường

Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2011

Chọn mua điện thoại thông minh ??

Do có nhiều tính năng hơn điện thoại thông thường và thậm chí hoạt động như một máy tính di động, điện thoại thông minh (smartphone) đang được nhiều người chọn mua.

Khi quyết định sử dụng smartphone, việc lựa chọn nền tảng (hệ điều hành) có thể quan trọng ngang với các chi tiết kỹ thuật phần cứng của ĐTDĐ. Tương tự như máy tính để bàn, việc chọn nền tảng phù hợp sẽ giúp người dùng có thể sử dụng thiết bị dễ hơn, yên tâm về bảo mật và có thể chọn các ứng dụng phù hợp cho điện thoại.

Kết nối không dây: Tất cả ĐTDĐ đều có hỗ trợ kết nối không dây, đơn giản nhất là sử dụng tính năng này cho việc gọi và nhắn tin (SMS). Nếu muốn sử dụng kết nối không dây để truyền dữ liệu, người dùng cần trang bị điện thoại có hỗ trợ tối thiểu là công nghệ EDGE (2,5G), tuy nhiên hầu hết công nghệ không dây ngày nay đều dựa vào công nghệ 3G với các tiêu chuẩn dữ liệu như UMTS, HSDPA, HSUPA.

Công nghệ kết nối Wi-Fi có mặt trên hầu hết smartphone, đa số sử dụng chuẩn 802.11b/g, nhưng hiện giờ phổ biến là chuẩn 802.11n.

Công nghệ Bluetooth đã phát triển khá lâu trên ĐTDĐ, thường được kết nối với tai nghe. Phiên bản A2DP của Bluetooth cho phép chất lượng âm thanh rõ, tốt hơn là các chuẩn kết nối Bluetooth trước đây. Mới nhất là công nghệ Bluetooth v3.0, nhưng hầu hết thiết bị vẫn hoạt động tốt với phiên bản 2.0 hay 2.1, thường đi kèm với công nghệ EDR (Enhanced Data Rate).

Màn hình: kể từ lúc iPhone của Apple xuất hiện trên thị trường, hầu hết smartphone hiện nay dựa vào công nghệ màn hình đa chạm với các nút ảo thay thế cho các phím bấm thật. Công nghệ cảm ứng điện trở (resistive technology) trước đây có thể vẫn được tìm thấy ở những chiếc điện thoại di động giá rẻ. Tuy nhiên, hầu hết smartphone ngày nay sử dụng công nghệ màn hình điện dung (capacitive technology), tạo sự tiện lợi khi điều khiển đa chạm qua cách dùng ngón tay để “lướt” hay “búng” để thực hiện các thao tác điều khiển đơn giản trên máy.

Khi mua smartphone, nên chọn độ phân giải màn hình cao, ví dụ độ phân giải 320×480 có thể là mức tối thiểu đối với màn hình 3,5″. Thay vì dùng công nghệ màn hình LCD truyền thống, một số điện thoại mới đã sử dụng công nghệ màn hình AMOLED, cho màu sắc hài hòa hơn nhưng lại gặp hạn chế nếu xem dưới ánh sáng mặt trời.

Thời lượng pin: thời gian pin hoạt động trên smartphone vẫn còn ngắn, trung bình chỉ “trụ” được khoảng 2 ngày, phụ thuộc vào thời gian gọi và việc dùng dữ liệu liên tục.

Bộ xử lý: hầu hết smartphone, bất kể là thương hiệu hay nền tảng nào, đều dùng bộ xử lý ARM. BXL ARM có nhiều phiên bản với xung nhịp từ 400MHz đến 1GHz, và chiếm ưu thế ở phân khúc BXL lõi đơn (single-core). Bộ nhớ cao cũng giúp điện thoại chạy nhanh hơn, dung lượng thường vào khoảng 256MB.

Lưu trữ: Một số smartphone có bộ nhớ Flash NAND tích hợp, số khác thì người dùng có thể sử dụng thẻ microSD gắn ngoài để lưu trữ tập tin đa phương tiện và dữ liệu khác. Nếu có dự định dùng điện thoại để nghe nhạc và xem phim, bạn sẽ cần dung lượng lưu trữ ít nhất 8GB.

Camera: mỗi chiếc smartphone hầu như đều hỗ trợ camera để chụp ảnh và cũng có thêm tùy chọn quay phim.

Hiện nay, nhiều chiếc điện thoại có 2 camera: camera thứ nhất nằm ở mặt trước dùng để thoại có hình ảnh (video call), camera thứ hai ở phía sau để chụp/ghi hình. Một số ứng dụng web để tán gẫu cũng cho phép chuyển camera ra phía sau để người trò chuyện với bạn nhìn thấy mọi thứ xung quanh vào lúc đó. Để hình ảnh có thể đủ độ rõ thì nên dùng độ phân giải cao hơn 3 megapixel. Người dùng nhớ rằng độ phân giải không là yếu tố chính để quyết định chất lượng của hình ảnh hay đoạn video.

Bộ cảm biến khác: hầu hết smartphone có hỗ trợ nhiều cảm biến khác. Chẳng hạn như la bàn số, sóng vô tuyến định vị toàn cầu (GPS) – cả hai đều hỗ trợ cho việc định hướng. Cảm biến ánh sáng giúp màn hình có thể tự động “điều chỉnh” sáng để phù hợp với môi trường. Ngoài ra, cảm biến gia tốc/con quay hồi chuyển có mặt nhiều trên thiết bị di động, bao gồm tự động điều chỉnh hướng màn hình để phù hợp với tư thế mà người dùng cầm điện thoại cũng như hỗ trợ đắc lực trong các trò chơi (game) và các ứng dụng khác.

Nền tảng: Những smartphone đời đầu thường sử dụng hệ điều hành Windows Mobile. Vào năm 2009, Microsoft đã tuyên bố ngừng phát triển Windows Mobile phiên bản 6.5. Microsoft hiện đang phát triển Windows Phone 7.

Bên cạnh hệ điều hành Windows Phone, người dùng có thể lựa chọn và so sánh tính hiệu quả giữa các nền tảng khác, điển hình các smartphone có hệ điều hành BlackBerry của RIM, iPhone của Apple, hệ điều hành Android của Google hiện đang phổ biến mạnh trên thị trường điện thoại toàn cầu.

 Hệ điều hành BlackBerry của RIM: phù hợp cho doanh nghiệp và đây là nền tảng đầu tiên tạo sự tiện lợi khi sử dụng email trên điện thoại di động. Ngay cả hiện giờ, RIM tiếp tục có chỗ đứng trong các doanh nghiệp lớn với lợi thế về tính bảo mật và khả năng bảo đảm nhà quản trị hệ thống có thể chặn những mối đe dọa từ bên ngoài.

– Hệ điều hành iOS của Apple: hiện được xem là thân thiện với người dùng và dễ sử dụng, chẳng hạn các dòng sản phẩm iPhone 3GS, iPhone 4, iPod Touch, iPad và iPad 2. Hệ điều hành này có tính bảo mật tốt, có thể hạn chế mối đe dọa virus và mã độc hại, bởi vì “đường đi nước bước” của tất cả ứng dụng đều bị Apple kiểm duyệt trước khi chúng có mặt trên kho ứng dụng App Store. Việc cập nhật bản nâng cấp mới cho HĐH này cũng rất dễ dàng.

– Hệ điều hành Android do Google phát triển: là nền tảng “mở”, dựa vào nguồn mở Linux. Giống như Microsoft Windows, Android có thể được cài đặt ở nhiều loại phần cứng khác nhau. Cũng tương tự Windows, Android là nền tảng có thể gặp nhiều mối đe dọa từ mã độc hại (malware). Đây cũng là nền tảng mà malware muốn “chui vào” nhất. Người dùng cũng nên chú ý là nhiều thiết bị di động chạy phiên bản Android 1.6 hay 2.0 sẽ không thể nâng cấp lên bản mới hơn là 2.2 hay 2.3.

Tùy vào khả năng tài chính, mục đích sử dụng, nhu cầu công việc mà người dùng có thể chọn cho mình một chiếc điện thoại phổ thông hay smartphone. Không phải người dùng nào cũng có thể tận dụng hết tính năng sẵn có trên smartphone, nhưng nếu quyết định “tậu” một chiếc smartphone thì người dùng nên lưu ý một số đặc điểm đã nêu trong bài. Đối với người dùng eo hẹp về tài chính và cũng không có nhu cầu phải lướt web, truy cập email, tin tức chứng khoán, thông tin thị trường tức thì…, nên chọn một chiếc điện thoại phổ thông vừa túi tiền với lợi thế là thời gian hoạt động của pin khá dài.

Nguồn: Tổng hợp từ PC World

Android 2012 có gì ‘hot’?

Đồ họa tốt hơn, ứng dụng chụp ảnh hấp dẫn hơn, tính năng điều khiển bằng giọng nói (tương tự Siri của Apple)… là những điều có thể trông đợi ở phiên bản Android năm 2012.

Google xem ra vẫn chưa thỏa mãn được người dùng Android với những tính năng cập nhật mới hấp dẫn vừa tung ra để cải thiện chất lượng của hệ điều hành. Nhưng mọi chuyện có thể sẽ khác vào năm tới.Một trong những nhiệm vụ nặng nề của gã khổng lồ tìm kiếm là liên tục làm cho hệ điều hành dành cho thiết bị di động của mình hấp dẫn bằng hoặc hơn iOS của Apple. Về mặt thiết kế, Apple gần như đã tạo ra được chuẩn mực của dòng thiết bị này, do đó Android chỉ còn cách thêm vào những tính năng mới.

Cập nhật mới nhất của Google là hệ điều hành Android 4.0, được biết đến với cái tên Ice Cream Sandwich (ICS). Trước mắt hệ điều hành này sẽ được trang bị cho sản phẩm Samsung Galaxy Nexus và dần dần sẽ được cập nhật cho các điện thoại thông minh và máy tính bảng khác. Nhưng người dùng có vẻ vẫn chờ đợi nhiều hơn những gì Google mang lại cho họ trong lần cập nhật này. Hiện giờ hệ điều hành Android đã có mặt trên rất nhiều các điện thoại thông minh do nhiều nhà mạng khác nhau cung cấp, hệ quả của nó là chắc chắn Google sẽ cần tới việc thường xuyên cập nhật cho Android.

Hãy cùng xem những tính năng gì sẽ có trên chú người máy xanh 2012.

Điều khiển bằng giọng nói tốt hơn

Siri (ứng dụng trợ giúp cá nhân trên nền tảng iOS) làm cho việc điều khiển bằng giọng nói trở nên phổ biến đối với người dùng. Và chắc chắn rằng Google cũng sẽ đưa tính năng này tới với Android. Với bản nâng cấp ICS mới nhất, trình quản lý điều khiển bằng giọng nói còn có thể chuyển câu nói trực tiếp sang văn bản tương ứng dạng chữ viết. Tuy rằng tính năng điều khiển này đã được Google đưa vào hệ điều hành này từ phiên bản 2.0, nhưng quả thực nó thiếu sự thân thiện mà người trợ lý ảo của Apple gây tạo được với người dùng.

Không chỉ muốn mang tới một trợ lý ảo như Siri, chúng ta có thể hy vọng vào việc Google tích hợp sâu hơn nữa sự điều khiển bằng giọng nói vào các ứng dụng của hệ điều hành này. Một ví dụ điển hình là ứng dụng Google Translate mới. Ứng dụng này có chế độ hội thoại cho phép dịch lời nói của người dùng ra 50 thứ tiếng khác nhau. Chắc chắn nó không thể hoàn hảo, song đây rõ ràng là một nỗ lực không tồi của Google trong việc tích hợp công nghệ nhận diện giọng nói để làm cho ứng dụng hữu ích hơn.

 

Ứng dụng chụp ảnh tốt hơnNói đến máy ảnh trên điện thoại thì có lẽ Android là hệ điều hành tệ nhất về mặt này. Ứng dụng chụp ảnh của Android cồng kềnh, chậm chạp và chỉ có lèo tèo vài tính năng cơ bản. Phiên bản cập nhật mới nhất ICS đã cố gắng sửa chữa vấn đề này bằng cách đưa vào các tính năng chụp liên tục và khả năng chụp panorama. Những cập nhật về mặt này trong năm tới của Android sẽ bao gồm tính năng nhận diện khuôn mặt và nhiều tùy chọn nâng cao để thỏa mãn những người mê chụp ảnh. Và những thay đổi hấp dẫn này không chỉ được dành cho điện thoại mà sẽ được dùng cho cả máy tính bảng. Với các công nghệ truyền dẫn tốc độ cao trong tương lai như 4G hay LTE, hội thoại video thông qua máy tính bảng sẽ trở nên phổ biến. Android cũng được kỳ vọng sẽ mang tới hình ảnh nét hơn trong phiên bản cập nhật vào năm tới.

Thêm nhiều ứng dụng tận dụng được sức mạnh phần cứng

Hiện giờ một số điện thoại sử dụng chíp 2 nhân đã được bán ra thị trường, song thật buồn là không phải

ứng dụng nào cũng có thể tận dụng được hết sức mạnh của bộ vi xử lý mạnh mẽ này. Bắt đầu từ ICS, tính năng tăng tốc phần cứng sẽ được cài đặt mặc định, đồng nghĩa với việc các ứng dụng mới sẽ chạy mượt hơn trên hệ điều hành. Các ứng dụng cũ cũng sẽ được cập nhật để chạy nhanh hơn. Các thay đổi dự kiến sẽ cho thấy sự chênh lệch trông thấy khi so sánh ứng dụng được chạy trên thiết bị dùng chip đơn lõi và đa lõi.Sử dụng cho nhiều thiết bị hơn

Android là một hệ điều hành linh hoạt, bạn có thể bắt gặp sự hiện diện của chúng trên nhiều thiết bị khác nhau kể từ bút nhớ USB cho đến máy pha chế tự động. tại hội nghị các nhà phát triển thường niên Google I/O 2011, Google đã chính thức giới thiệu dự án Android @ Home, một nền tảng mà hệ điều hành Android được sử dụng như trung tâm điều khiển của những ngôi nhà “thông minh” có độ tự động hóa cao. Trong những ngôi nhà như vậy, chủ nhân của chúng có thể sử dụng các thiết bị Android khác để tương tác với ngôi nhà giúp có thể sinh hoạt tiện nghi và thoải mái.

Một số nhà sản xuất xe hơi cũng đã nhắm tới chuyện sử dụng hệ điều hành Android như trung tâm điều khiển truyền thông trên xe. Ví dụ như việc chia sẻ các nội dung số từ điện thoại sang chơi trên hệ thống của xe. Trong năm 2012, rất có khả năng chúng ta được chứng kiến sự xuất hiện của công nghệ này.

Giảm thiểu độ trễ

Thực ra vấn đề trễ của hệ điều hành Android cũng không đáng để quan tâm cho tới khi nó trở nên “khó chịu” trong trải nghiệm người dùng.
Đối với máy tính bảng, sự trễ này thậm chí còn giúp thêm được khá nhiều tính năng ở phiên bản Honeycomb. Nhưng nó trở nên cồng kềnh và chiếm nhiều tài nguyên nguồn khi xuất hiện trên điện thoại. Trong các phiên bản tiếp theo, Google đã chú ý giải quyết vấn đề này. Các sản phẩm HTC và Samsung mới nhất sử dụng phiên bản ICS gồm rất nhiều tính năng mới, song độ trễ đã được giảm xuống khá nhiều.

 

Các ứng dụng mua sắm tiện lợi hơnĐối với các phương tiện truyền thông, hệ điều hành iOS của Apple vẫn là bá chủ. “Kho hàng” iTunes của nó không chỉ có ứng dụng và âm nhạc, nó còn cung cấp phim, chương trình truyền hình và cả sách nữa. Với sự ra mắt vừa rồi của Google Music, Google cho thấy rõ họ đang cố gắng tạo ra một hệ sinh thái tương tự cho Android.

Trong năm tới, Android Market được kỳ vọng sẽ là nơi mua sắm đáng tin cậy cho mọi thứ liên quan tới Android. Người dùng có thể thuê phim từ “chợ” này, và sẽ rất nhanh thôi, các chương trình TV và podcast sẽ xuất hiện. Một khi làm tốt được điều này, Android sẽ trở thành một nền tảng cung cấp nội dung mạnh mẽ hơn trước nhiều.

2012: Jelly Bean?

Hiện giờ người ta cho rằng sẽ có 2 phiên bản cập nhật của hệ điều hành Android trong năm 2012. Một là phiên bản Android 4.0, phiên bản thứ 2 được cho là sẽ đưa đến những thay đổi quan trọng cho hệ điều hành Android với mã nguồn được gọi là “Jelly Bean”. Mặc dù các thông tin về phiên bản này còn quá ít ỏi, song chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ bao gồm các tính năng liệt kê ở trên./

Nguồn: PC World Mỹ