Huỳnh Công Đức

Cố gắng làm những điều bình thường trở thành phi thường

Category Archives: Văn hóa cộng đồng

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư

Chỉ cách Sài Gòn khoảng 300km, nếu tính toán một chút thì chỉ cách có một đêm ngủ ngon lành trên xe ô tô là mở mắt ra đã có thể rất gần Trà Sư, khu bảo tồn thiên nhiên trong rừng tràm đầy hấp dẫn và thú vị.

 

Được chính thức đưa vào khai thác du lịch khoảng năm 2004, dù đã quy hoạch trồng tràm từ năm 1986, rừng Trà Sư vẫn hội tụ hàng trăm loại cây dược liệu với một nền tảng thiên nhiên trù phú. Hơn 70 loại chim trong đó có giang sen và điên điển nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

 

Mùa nước nổi là mùa Trà Sư phô diễn nhiều vẻ đẹp kì ảo nhất, đặc biệt là vào 2 thời điểm bình minh khoảng 7h sáng và hoàng hôn bắt đầu khoảng 15h chiều, khi những đàn chim vươn mình vỗ cánh làm cả khu bảo tồn trở mình sống động.

 

Có hai cách là thuê thuyền ngay từ cổng rừng và đi đường bộ đến đài quan sát và thuê thuyền chèo tay để tiếp tục tham quan sâu hơn vẻ đẹp ẩn giấu dưới những vòm cây.

 

Vẻ đẹp của sông nước Trà Sư:

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

Lướt giữa hai thế giới ở Trà Sư, Du lịch,

 

(Bưu điện Việt Nam)

10 kiến trúc tiền tấn vẫn xấu nhất hành tinh

Dù nổi đình đám bởi mức chi phí xây dựng ngốn nhiều tiền của nhưng không ít kiến trúc vẫn bị chê tơi tả là thô kệch và kém bắt mắt.

VirtualTourist.com, một website du lịch nổi tiếng vừa công bố danh sách những tòa nhà đắt đỏ nhưng xấu xí nhất hành tinh sau cuộc bình chọn sôi nổi của các phóng viên. Trong đó, nhiều công trình lớn như bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan; khách sạn Grand Lisboa, Macau, Trung Quốc…cũng bị liệt vào top 10 không hề vinh hạnh này.

Dưới đây là 10 tòa nhà tiền tấn xấu xí nhất thế giới theo bình chọn của VirtualTourist.com:

1. ĐH Sheffield Hallam, Anh

2. Khách sạn Grand Lisboa, Macau, Trung Quốc

3. Toà nhà M2, Tokyo, Nhật Bản

4. Trung tâm Spruce Tree, Saint Paul, Minnesota, Mỹ

5. Toà nhà Palace of Justice, Florence, Italy

6. Viện Bảo tàng Whitney của Mỹ Thuật, New York, Mỹ

7. Toà nhà Industriens Hus, Copenhagen, Đan Mạch

8. Bảo tàng Nghệ thuật Hong Kong, Kowloon, Hong Kong

9. Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan

10. Toà nhà Plattenbauten, Đức

Mai Anh (theo AsiaOne)

Những cái chết ‘thảm’ của vua chúa Việt Nam

Ở ngôi Thiên tử, hưởng cuộc sống vương giả thì chết cũng phải đế vương. Thế nhưng, một số vua chúa Việt Nam đã bị giết chết rất dã man…

Bị chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ
Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ năm của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 là con trưởng của Hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.

Sử sách chép rằng, Mạc Mậu Hợp sét đánh không chết. Thế nhưng, vào ngày 14 tháng 12 năm 1592, khi vua thua trận, phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành (Hải Dương); cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhãn thì bị lộ. Lúc đó, tự liệu không thể thoát thân, vua xin: “Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã”.

Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi Mậu Hợp uống thỏa thích, ngậm ngùi than rằng: “Nghiệp chướng quá sâu! Nay cầu làm một người dân thường, cũng không thể được. Tội lỗi chỉ vì tổ tiên đã làm sự giết vua cướp ngôi, đến nổi con cháu ngày nay phải mắc tội nặng như vầy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước Hoàng đế, để bầy tỏ thực tình. Đó là lòng tôi rất mong muốn…”.

Trịnh Tùng thấy Mạc Mậu Hợp về hàng, không nỡ gia cực hình, bèn sai đem treo sống Mậu Hợp 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, rồi đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua cộng 29 năm, thọ 30 tuổi. Vì ông bị giết và sau khi ông chết, nhà Mạc cũng mất nên không được đặt miếu hiệu và thuỵ hiệu.

Buộc ép uống thuốc độc mà chết

Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1 tháng 11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.

Năm 1883, vua Dục Đức bị phế và chết trong tù. Các quan sai lính đến xóm Kim Long đón Hồng Dật về cung để đưa lên làm vua mới. Hồng Dật thoái thác, nhưng bị ép lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy hiệu Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị hai đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế bỏ và bắt uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883.

Việt sử Tân Biên, quyển 5 tập thượng có ghi: “Vua Hiệp Hoà thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua toà Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên. Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.

Ngay trưa hôm ấy (29-11-1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hoà. Nhà vua bị buộc ba tội: Thâm lạm công nhu; -Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính; Tư thông với đại diện của Pháp.

Vua Hiệp Hoà không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị.

…Sau khi ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khiêng ông về đến tư thất, rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn”.

Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.

Chết không toàn thây

Lê Uy Mục (1488-1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, so với lịch sử vẻ vang kéo dài suốt 100 năm của nhà Lê, từ năm 1428 (Lê Lợi lên ngôi) đến năm 1527 (khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê), với nhiều vị vua hiền tài như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông… thì thói lạm sát vô tội vạ, sự nhẫn tâm bức hại ngay chính tổ mẫu (hoàng thái hậu Trường Lạc)… của vua Uy Mục không xứng với bậc đế vương. Và cái chết không toàn thây của ông là một kết quả tất yếu.

Theo sử sách, sự tàn bạo quá đáng của vua Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Giản Tu công Lê Oánh đã sai Lương Đắc Bằng viết Hịch dụ đại thần và các quan: “Bạo chúa Lê Uy Mục, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa. Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác, ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh. Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng”.

Tiếp đến, Lê Oánh lại làm bài hịch rằng: “Đoan Khánh làm vua, họ ngoại chuyên quyền. Tử Mô làm phường ngu hèn nơi phố chợ làm rối loạn kỷ cương. Thắng Chủng là hạng trẻ ranh miệng còn hơi sữa đã tái oai tác phúc. Đến mức đánh thuốc độc giết bà nội, tàn sát các thân vương. Theo ý riêng mà giết hại sinh dân, không biết đâu cho thoả; dùng ngón ngầm để vét vơ tiền của, càng mặc sức tham lam. Bốn biển đã khốn cùng, muôn dân đều sầu oán”.

Khi Giản Tu công từ Tây Đô đem các dinh thuỷ, bộ cùng tiến phát, tiến vào sát thành, mọi người đều chạy trốn. Ngày 28/8, vua chạy tới phường Nhật Chiêu, một vệ sĩ cũ đuổi theo bắt được, nộp cho Giản Tu công giam ở cửa Lệ Cảnh. Tháng 12, vua bị ép uống thuốc độc tự tử. Giản Tu công vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác vua vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.

Sau này Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế. Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.

Xác bị đốt thành tro bụi

Lê Tương Dực (1495 – 1516) tên húy là Oánh, có tên nữa là Trừ, là cháu nội Lê Thánh Tông và là vị vua thứ chín của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516.

Không kém cạnh tiền nhân Lê Uy Mục, Tương Dực cũng lao vào con đường ǎn chơi trụy lạc. Chưa hết, tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (Vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa… Chắn ngang sông Tô Lịch… Lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng Vua chơi đùa, lấy làm thích thú.

Trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, vua không nghe, lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chí Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 năm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết vua Tương Dực, đem xác đốt thành tro bụi.

Lúc bị giết, Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương, sau Lê Chiêu Tông mới đặt thụy hiệu là Tương Dực Đế. Ông ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi, được an táng ở Nguyên Lăng./

Vĩnh Khang

Những thành phố xa hoa nhất châu Âu

Paris, London, Milan, Moscow… đã được xếp hạng vào danh sách những thành phố mua sắm sang trọng và đắt tiền nhất ở châu Âu.

Jones Lang LaSalle, một công ty cung cấp dịch vụ địa ốc và quản lý tài chính lớn trên thế giới, vừa qua đã xếp hạng 100 thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới và kiểm tra các địa điểm bán lẻ của họ ở châu Âu. Sau khi khảo sát thị trường, họ đã liệt kê một danh sách các thành phố xa xỉ nhất Châu Âu.

Đầu tiên là Paris với 154 cửa hàng sang trọng. Trong 100 thương hiệu xa xỉ hàng đầu, có hơn 150 cửa hàng sang trọng hoạt động ở thủ đô của Pháp, có nghĩa rằng, một phần lớn các sản phẩm đắt tiền có mặt rất nhiều ở kinh đô thời trang này.

Các số liệu cho thấy Paris vẫn là trung tâm mua sắm thời trang hàng hiệu với các mặt hàng sang trọng hàng đầu tại châu Âu. London được xếp hạng thứ hai, và ở vị trí thứ ba là Milan.

Các thành phố được xếp hạng xa hoa nhất châu Âu:

1. Thủ đô Paris của Pháp có tới 154 cửa hàng sang trọng.

 

 2. Thủ đô London của Anh có 125 cửa hàng VIP, bày bán sản phẩm của 100 thương hiệu xa hoa hàng đầu.

 

 3. Thành phố Milan (Italy) có 87 cửa hàng sang trọng thường mua bán sản phẩm của khoảng 90 trong tổng số 100 thương hiệu cao cấp hàng đầu.

 

 4. Thủ đô Moscow của Nga có 66 cửa hàng sang trọng.

 

 5. Rome, Áo.

 

 6. Thành phố Madrid, Tây Ban Nha.

 

 7. Munich, Đức cũng có 46 cửa hàng lớn.

 

 8. Thủ đô Berlin của nước Đức.

 

 9. Barcelona, Tây Ban Nha có 36 cửa hàng sang trọng.

 

 10. Thành phố Zurich, Thụy Sĩ.

 

 11. Hamburg, Đức.

 

 

 12. Thành phố Dusseldorf (Đức) và Brussels, Bỉ đều có 30 cửa hàng sang trọng.

 

 

 

13. Frankfurt (Đức), Prague (cộng hòa Séc) và Vienna của Áo đồng hạng với 28 cửa hàng VIP.

Nguyên Thảo (theo Business Insider)

10 nơi ham cờ bạc nhất thế giới

Một thống kê mới nhất cho thấy, người Mỹ không phải là những tay ham trò đỏ đen nhất các châu lục. 10 nước và vùng lãnh thổ say sưa với cờ bạc hàng đầu thế giới lại là những ứng viên không ngờ tới.

Xếp hạng về những quốc gia ham cơ bạc nhất trên thế giới dưới đây dựa trên số liệu từ H2 Gambling Capital, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London. Người ta đã tính toán số tiền thua bạc trung bình trong một năm của lớp dân số trưởng thành ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, để tính xem đâu là nơi ham mê cờ bạc nhất. Con số đó gồm có số tiền mà người chơi bị thiệt hại trong tất cả các hình thức cá cược, trong đó có đua ngựa, chơi máy đánh bạc, xổ số và trò cờ bạc tại các sòng bạc trong năm 2010.

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có ham mê cờ bạc nhất và cũng bị thua bạc nhiều nhất thế giới.

10. Tây Ban Nha

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 418 đôla. Năm 1977, cờ bạc đã được hợp pháp hóa tại Tây Ban Nha và trò chơi bạc qua máy cũng được hợp pháp hóa năm 1981. Người Tây Ban Nha thích cá cược mọi thứ, từ bóng đá cho đến xổ số.

Xổ số mùa Giáng sinh của Tây Ban Nha, mang tên “El Gordo”, là loại duy nhất trên thế giới có phần thưởng trên một tỷ USD. Năm ngoái, trung bình cứ 5 người Tây Ban Nha thì khoảng 4 người mua vé xổ số, thậm chí với giá có thể lên tới 200 Euro (286 USD).

Tinh thần cuồng nhiệt với xổ số của người dân xứ sở bò tót đã giúp cho Loterías y Apuestas del Estado, nhà tổ chức quay El Gordo, thu về gần 10 tỷ Euro (14,4 tỷ USD) trong năm 2010. Do phải đối mặt với thâm hụt ngân sách, chính phủ Tây Ban Nha dự định sẽ bán 30% cổ phần của công ty này để thu về 7,5 tỷ Euro (10,8 tỷ USD) vào nửa cuối năm 2011.

Người Tây Ban Nha thích cá cược mọi thứ, từ bóng đá cho đến xổ số.

9. Hy Lạp

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 420 đôla. Hy Lạp là quê hương của một trong những tay bạc huyền thoại danh tiếng nhất mọi thời đại, Nicholas Andrea Dandolos. Năm 1966, khi 83 tuổi, ông đã qua đời trong tình trạng gần như cháy túi, mất tất cả những gì mà ông đã thắng được trong cuộc đời cờ bạc của mình – số tiền ước tính lên tới gần 500 triệu USD.

Xổ số là một trong những trò cá cược yêu thích của người Hy Lạp. Năm 2010, xổ số Jocker đã thu về mức tiền 19 triệu Euro. Hy Lạp cũng là nơi có công ty cờ bạc lớn nhất châu Âu, OPAP, với vốn hóa thị trường khoảng 4,1 tỷ Euro. Việc tư hữu hóa công ty này, dự khiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, sẽ giúp cho chính phủ Hy Lạp chi trả những khoản nợ khổng lồ của mình.

Niềm tự hào của Hy Lạp chính là việc nước này là quê hương của một trong những tay bạc huyền thoại danh tiếng nhất mọi thời đại, Nicholas Andrea Dandolos.

8. Nauy

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 448 đôla. Xổ số, bài cào, máy đánh bạc và cá độ bóng đá là những trò bài bạc ưa thích của người Nauy. Trong một khảo sát do chính phủ thực hiện năm 2008, có đến 88% người Nauy thừa nhận mình chính là một tín đồ cờ bạc. Khảo sát trên cũng cho thấy tình trạng nghiện cờ bạc xảy ra phần lớn ở đối tượng là nam giới trẻ đã từng chơi trò máy đánh bạc.

Mặc dù Nauy luôn tìm cách giảm bớt sự ảnh hưởng của cờ bạc, chẳng hạn bằng cách giảm số máy đánh bạc trên phạm vi toàn quốc từ 22.700 máy năm 2007 xuống còn 10.000 chiếc, nhưng điều đó không làm giảm bớt “tình yêu” của người dân giành cho các trò cá cược. Thậm chí, nhiều người còn chuyển qua chơi bài poke trực tuyến buộc chính phủ phải tìm cách chọn lọc hoặc ngăn chặn các hoạt động cờ bạc trên mạng.

Công ty cờ bạc quốc doanh Norsk Tipping thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa Nauy và doanh thu năm ngoái của công ty này là 2,1 tỷ USD.

Xổ số, bài cào, máy đánh bạc và cá độ bóng đá là những trò bài bạc ưa thích của người Nauy.

7. Hong Kong (Trung Quốc)

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 503 đôla. Các sòng bạc bị pháp luật cấm tại Hong Kong, nhưng trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới – Macau – chỉ cách Hong Kong một giờ đi thuyền. Trong quý 1/2011, khoảng 500.000 người Hong Kong đã ghé thăm Macau. Tại Hong Kong, chỉ cá cược đua ngựa, xổ số và cá độ bóng đá được pháp luật cho phép. Không mấy ngạc nhiên khi Hong Kong Jockey Club có sức hút mạnh mẽ trên lãnh thổ Hong Kong. Câu lạc bộ này tổ chức 700 cuộc đua mỗi năm và trong năm 2010, doanh thu từ cá cược và xổ số của câu lạc bộ này là 2,7 tỷ USD.

Người Hong Kong cũng nổi tiếng về máu cờ bạc. Theo nghiên cứu y học do đại học Calgary thực hiện, tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn vì cờ bạc của người dân Hong Kong là 1/20. Một nghiên cứu khác của Trung tâm Tư vấn Caritas đặt tại Hong Kong cho thấy trong số 1.040 sinh viên được hỏi, có đến hơn một nửa được cha mẹ cho chơi thử trò cờ bạc. Và 41% trong số họ cho biết, họ bắt đầu chơi bạc từ khi lên 6.

Một nghiên cứu khác của Trung tâm Tư vấn Caritas đặt tại Hong Kong cho thấy trong số 1.040 sinh viên được hỏi, có đến hơn một nửa được cha mẹ cho chơi thử trò cờ bạc.

6. Italy

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 517 đôla. Trò đánh bạc được người Italy ưa thích là các máy chơi bạc điện tử. Theo một nghiên cứu năm 2010 của công ty tư vấn chiến lược kinh doanh MAG Consulenti Associati, doanh thu từ các máy chơi bạc điện tử chiếm gần một nửa trong tổng doanh thu cờ bạc của Italy trong năm đầu 2010. Chỉ trong 6 tháng, doanh thu cờ bạc của nước này là 22 tỷ USD.

Italy cũng nổi tiếng với việc phát minh ra trò chơi bạc phổ biến Baccarat và việc mở sòng bạc được pháp luật công nhận đầu tiên tại châu Âu với tên gọi The Rido tại Venice năm 1638. Năm 1774, chính quyền thành phố Venice đã đóng cửa sòng bạc này nhằm bảo vệ những giá trị đạo đức của thành phố.

Italy cũng nổi tiếng với việc phát minh ra trò chơi bạc phổ biến Baccarat và việc mở sòng bạc được pháp luật công nhận đầu tiên tại châu Âu với tên gọi The Rido tại Venice năm 1638

5. Phần Lan

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 553 đôla. Theo kết quả một nghiên cứu năm 2007 của Bộ các vấn đề Y tế và Xã hội Phần Lan, 41% người trưởng thành nước này chơi cờ bạc hàng tuần.Công ty xổ số quốc gia Phần Lan, Veikkaus, thuộc sở hữu của chính phủ và được điều hành bởi bộ giáo dục. Phần lớn lợi nhuận của công ty được chi tiêu cho giáo dục, nghệ thuật và văn hóa.

Tập đoàn PAF, điều hành một công ty cờ bạc trực tuyến, còn có một chương trình tri ân những khách hàng trung thành của mình rất thú vị. Theo đó, nếu bạn chi ít nhất 120 Euro (171,4 USD) để chơi bạc trên website của công ty và được cấp chứng nhận y tế là nghiện cờ bạc, bạn sẽ được cho phép chơi ít tối đa 10 ván bạc với tổng giá trị lên đến 2.300 Euro (3.284 USD).

41% người trưởng thành nước này chơi cờ bạc hàng tuần.

4. Canada

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 568 đôla. Trong năm 2010, hơn 75% người dân Canada tham gia vào các hoạt động cờ bạc. Những con bạc lớn nhất đến từ tỉnh Saskatchewan với số tiền chơi bạc trung bình mỗi người trưởng thành là 841 USD. Trong khi đó mức trung bình trên toàn quốc là 527 USD.

Trò bạc phổ biến nhất ở Canada là xổ số, lô tô và bài cào. “Tình yêu” đối với cờ bạc của người Canada sâu nặng đến nỗi chính phủ nước này phải lập một chương trình quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc vé xổ số là quà tặng không phù hợp với trẻ em. Chương trình này được thực hiện sau khi có nhiều phê bình về việc các bậc phụ huynh thường chọn vé xổ số làm quà tặng giáng sinh cho con cái của họ.

Trong năm 2010, hơn 75% người dân Canada tham gia vào các hoạt động cờ bạc.

3. Ireland

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 588 đôla. Ngành công nghiệp casino của Ireland đã hoàn toàn mất kiểm soát bởi đạo luật lỗi thời về xổ số và cờ bạc được ban hành năm 1956. Do đó, hiện Ireland đang xem xét một đạo luật mới.

Chính phủ Ireland mới đây đã bật đèn xanh cho việc xây dựng một khu thể thao và giải trí kiểu Las Vegas ở Tipperary, với giá trị đầu tư khoảng 460 triệu Euro (668 triệu USD). Công trình dự kiến sẽ được hoàn thiện trong 3 năm này là một tổ hợp khách sạn, sòng bạc, trường đua ngựa trong nhà, sân golf và một mô hình kích cỡ giống thật của Nhà Trắng.

Chính phủ Ireland mới đây đã bật đèn xanh cho việc xây dựng một khu thể thao và giải trí kiểu Las Vegas ở Tipperary, với giá trị đầu tư khoảng 460 triệu Euro.

2. Singapore

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 1.174 đôla. Singapore mở sòng bạc đầu tiên khoảng một năm trước, nhưng nước này đã nhanh chóng trở thành trung tâm bài bạc lớn thứ ba thế giới sau Macau và Las Vegas, thậm chí Singapore còn có khả năng vượt Las Vegas trong năm nay.

Quyết định cho phép xây dựng sòng bạc của chính quyền nước này gây ra nhiều mối lo ngại rằng người Singapore có thể sẽ bị mê hoặc bởi cờ bạc. Do vậy, chính phủ Singapore đã cố gắng hạn chế việc chơi bạc của người dân nước này bằng cách áp mức phí vào casino là 1.000 đôla Singapore (80,5 USD). Giới chức trách nước này cũng ban hành quy định cho phép gia đình cấm người thân của mình lui tới các sòng bạc.

Tuy nhiên, các biện pháp này giường như không mấy tác dụng trong việc làm giảm lòng ham mê cờ bạc của người Singapore. Frank Fahrenkopf, Chủ tịch Hiệp hội Cờ bạc Mỹ, đự doán doanh thu từ ngành công nghiệp cờ bạc của Singapore sẽ đạt 6,4 tỷ USD trong năm 2011, vượt Las Vegas với 5,8 tỷ USD năm 2010.

Singapore còn có khả năng vượt Las Vegas trong năm nay.

1. Australia

Số tiền thua bạc trung bình của một người trưởng thành là 1.288 đôla. Lòng ham mê cá cược ở Australia lớn tới mức mà công ty cờ bạc ở quốc gia này không chỉ cung cấp những trò cá cược thông thường, mà còn cho phép người dân đặt cược về việc liệu ngân hàng trung ương có nâng lãi suất hay không. Bên cạnh đó, Australia là nước duy nhất trên thế giới cho phép đánh cược trực tuyến đối với các môn thể thao, nhưng cấm các con bạc dùng Internet để đặt cược khi trận đấu đang diễn ra. Nhưng chính phủ nước này đang xem xét lại các đạo luật này.

Hiện nay, chơi bạc qua máy tự động là trò cờ bạc được ưa thích nhất Australia, với 75-80% con bạc đam mê, theo nghiên của Ủy ban Sản xuất nước này. Tại bang New South Wales có đến 100.000 máy chơi bạc tự động, chiếm một nửa tổng số máy của cả nước.

Số liệu thống kê của các nhà sản xuất máy đánh bạc tự động cuối năm 2010 cho thấy, Australia có số lượng máy đánh bạc nhiều thứ 8 thế giới với tổng cộng 186.344 máy đánh bạc tại các sòng bạc, quán rượu và câu lạc bộ giải trí. Ước tính, cứ 110 người Australia thì có một máy đánh bạc. Theo số liệu của Sở Đặc trách Môn bài rượu, Cờ bạc và Đua Ngựa (chuyên trách về vấn đề cờ bạc và giúp đỡ người nghiện cờ bạc), từ năm 2006 đến năm 2010, đã tự đăng ký để cai cờ bạc, nhưng bị bắt gặp vi phạm 1.249 lần sau đó.

Australia là nước duy nhất trên thế giới cho phép đánh cược trực tuyến đối với các môn thể thao.

Tuyến Nguyễn (theo CNBC)

Những bộ phim Việt nổi tiếng nhất thế giới

Điện ảnh Việt Nam đã ghi dấu trên “bản đồ” điện ảnh thế giới với khá nhiều bộ phim nổi tiếng. Trong đó, chủ yếu là các bộ phim thuộc dòng phim nghệ thuật và mang dấu ấn Việt Nam đậm nét.

Mùi đu đủ xanh (1993)

“Mùi đu đủ xanh” (tiếng Pháp: L’Odeur de la papaye verte) là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng. Bộ phim lấy bối cảnh Sài Gòn những năm 1950 nhưng được quay tại Paris. “Mùi đu đủ xanh” được trình chiếu tại LHP Cannes tháng 5.2003 và đoạt giải Camera vàng.

Bộ phim cũng đoạt giải César của Pháp dành cho Phim đầu tay xuất sắc. Sau đó, vào năm 1994, bộ phim làm nên tên tuổi của Trần Anh Hùng cũng đã được đề cử cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Oscar nhưng không đoạt giải.

Trong phim, Trần Anh Hùng thông qua những cách thể hiện riêng đã bày tỏ những cảm nhận của bản thân cũng như gợi cho người xem nhiều suy tưởng về cuộc sống, con người Việt Nam. Qua những nhân vật trong phim, ta nhận ra những nét đặc trưng rất Việt: đó là thân phận nhẫn nại, cam chịu, hy sinh của người phụ nữ.

Xích lô (1995)

Lại là một bộ phim đình đám khác của đạo diễn Trần Anh Hùng. Phim (tên tiếng Pháp: Cyclo) đã đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice vào năm 1995. Ngoài ra, phim còn đoạt giải phim xuất sắc nhất tại LHP Flanders lần thứ 22, và giải thưởng George Delerue 1995 về nhạc phim hay nhất dành cho nhà soạn nhạc Tôn Thất Tiết.

Nhân vật chính của phim là Xích Lô (Lê Văn Lộc đóng). Xích Lô vốn là một thanh niên chất phác, mồ côi cha mẹ, anh làm nghề lái xích lô kiếm sống tại Sài Gòn. Xích Lô ở trong một căn hộ rách nát với gia đình gồm chị (Trần Nữ Yên Khê), một người em gái đang đi học và ông nội làm nghề vá xe đạp trên phố.

Cuộc đời Xích Lô trải qua nhiều biến cố với sự xuất hiện của nhiều tuyến nhân vật. Theo dõi Xích lô, cảm giác  mà hầu hết khán giả nhận được là sự sợ hãi, cắn rứt và nhức nhối, cảm thông và đau xót cho những số phận, những mảnh đời éo le.

Với những triết lý và suy ngẫm về cuộc đời, vị đạo diễn tài năng này đã chuyển tải đến khán giả những thông điệp giàu ý nghĩa và tràn đầy xúc cảm.

Mùa chè chiều thẳng đứng (2000)

Thành công với dòng phim nghệ thuật, đạo diễn Trần Anh Hùng tiếp tục ra mắt bộ phim thứ 3 là “Mùa hè chiều thẳng đứng” (Tên gốc tiếng Pháp: À la verticale de l’été)  sau “Mùi đu đủ xanh” và “Xích lô”.

“Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng” là câu chuyện của 3 chị em Sương, Khanh và Liên sống trong một bối cảnh của Hà Nội hiện đại. Họ đã họp mặt nhau trong ngày giỗ mẹ, câu chuyện bắt đầu bằng những khám phá bí ẩn quá khứ của cha mẹ họ và luôn cả cá tính lẫn nhau của ba chị em. Mỗi nhân vật là một câu chuyện riêng biệt về đời tư, là một cuộc đấu tranh tình cảm mãnh liệt mà cả ba vai nữ đã lôi cuốn người xem không ngừng phán xét

“Mùa hè chiều thẳng đứng” không đưa ra một cái kết cụ thể, mà chỉ tựa như một lời tự sự, thổn thức về tình yêu, cuộc sống thông qua một khoảng đời của ba chị em Hà thành rất mực thương yêu nhau. Nói như đạo diễn Trần Anh Hùng: “Đây là tác phẩm điện ảnh đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có sự bội tín và khát vọng tình yêu đôi lứa”.

Người Mỹ trầm lặng (2002)

“Người Mỹ trầm lặng”  do đạo diễn nổi tiếng Phillip Noyce chịu trách nhiệm dàn dựng. Phim có sự tham gia của diễn viên Đỗ Hải Yến, Việt Nam và nam diễn viên Michael Caine. Bộ phim được trang web imdb chấm 7,2/10 và từng được đề cử Oscar cho nam diễn viên Michael Caine.

Lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam trong những năm 50, phim kể về mối tình tay ba đầy phức tạp giữa một phóng viên người Anh, một bác sỹ trẻ người Mỹ cùng yêu cô gái Việt dẫn đến câu chuyện về sự mất mát của tình yêu, sự phản bội và những âm mưu chiến tranh.

Mùa len trâu (2004)

“Mùa len trâu” là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003.

Chuyện phim dựa trên tác phẩm “Mùa len trâu” trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề “len trâu”, đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.

Nhân vật chính trong phim là Kìm. Quãng đường đi len trâu giúp Kìm va vấp được nhiều nhưng lại khiến cậu tự rời xa gia đình mình.

“Mùa Len Trâu” được ca ngợi là bộ phim điện ảnh thực sự chứ không đơn thuần là bộ phim chuyển thể và đã giành khá nhiều giải thưởng quốc tế, như: Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ, Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ, Giải cao nhất, Grand Prix của LHP Amiens, Pháp và Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brazil.

Áo lụa Hà Đông (2006)

Bộ phim kể về một đôi vợ chồng trẻ tìm kiếm mưu sinh cho gia đình nhỏ bé của mình trong thời buổi loạn lạc. Đi theo hành trình của họ chính là chiếc áo lụa Hà Đông đã mang đến những cảm xúc mãnh liệt cho người xem.

“Áo lụa Hà Đông”  từng “đánh bại” một bộ phim Hàn Quốc ngay trên chính đất nước họ tại Liên hoan phim Busan (2006)- một liên hoan phim uy tín của Hàn Quốc – để đoạt giải Phim được khán giả yêu thích nhất. Tại thị trường trong nước, bộ phim đã đạt doanh thu hơn1 tỷ đồng sau 10 ngày công chiếu.

Chơi vơi (2009)

Với sự góp mặt của Hải Yến, Linh Đan, Johnny Trí Nguyễn, bộ phim là mê cung của cảm xúc, được xây nên bởi những mối quan hệ chằng chịt, trong đó, con người chỉ là những con rối yếu ớt hành động theo tiếng gọi bản năng…

“Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên mở đầu với cảnh một đám cưới bình dân và huyên náo. Duyên (Hải Yến), cô gái Hà thành trẻ trung, xinh xắn và lãng mạn quyết định cưới Hải, chàng trai trẻ hơn cô hai tuổi sau chỉ ba tháng quen biết.

Những khao khát cháy bỏng chưa được giải tỏa của người đàn bà trong độ tuổi xuân xanh đã khiến Duyên tìm đến Cầm (Linh Đan), một nữ nhà văn từng trải, bạn gái thân thiết của cô. Qua Cầm, Duyên gặp Thổ (Johnny Trí Nguyễn), một tay chơi đẹp trai gợi tình, nhưng cũng là một gã sở khanh. Và rồi, một Duyên yếu đuối không thể ngăn mình sa vào cuộc phiêu lưu tình ái đầy dục vọng với Thổ. Đồng thời giằng xé cô cũng là tình yêu đồng tính lặng câm mà sâu sắc giữa Duyên và Cầm.

Chơi vơi táo bạo, nhưng cũng rất chừng mực: Các chi tiết trong phim đều ngừng lại được ở ngưỡng vừa đủ, luôn đứng lại ở lưng chừng. Với không gian, ánh sáng phảng phất tông nâu trầm, tiết tấu chuyện chậm rãi với những khu nhà cổ u tối, có gì như trầm uất và những câu chuyện ẩn giấu những hư thực, những điều không rõ ràng.

Bi, đừng sợ (2010)

“Bi, đừng sợ” là phim dài đầu tay của Phan Đăng Di, do Le Arte, Sud-est và BHD sản xuất năm 2009, hoàn thiện hậu kỳ tại Pháp tháng 4.2010.

Là dạng phim độc lập mang nhiều tính thể nghiệm, Bi, đừng sợ! kể câu chuyện về một gia đình ở Hà Nội, nơi có chú bé 6 tuổi tên Bi (DV Phan Thành Minh) sống cùng bố (DV Hà Phong) mẹ (DV Kiều Trinh), người cô ruột chưa chồng (DV Hoa Thúy) và bà giúp việc lâu năm (NSƯT Mai Châu). Xáo trộn đáng kể của gia đình cũng là cái cớ vào phim xảy ra khi ông nội Bi (NSND Trần Tiến), một người già đau ốm ở phương xa bỗng nhiên trở về. Đó là hai thế giới hiển hiện với những người đàn ông loay hoay với những cơn say, sự đau đớn của bạo bệnh và những người phụ nữ gắng giải phóng cho mình khỏi những ám ảnh từ dục vọng cá nhân…

Bộ phim nổi tiếng của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di đã đạt đươc rất nhiều giải thưởng lớn trong năm qua tại các LHP quốc tế, như: 2 giải ở hạng mục Tuần lễ phê bình phim quốc tế tại LHP Cannes vào tháng 5.2010, giải Phim hay nhất tại hạng mục “Tài năng mới” dành cho các đạo diễn phim đầu tay hoặc phim thứ hai tại LHP châu Á Hồng Kông vào tháng 11.2010; 2 giải tại LHP Stockholm (Thụy Điển).

Quỳnh Chi./

Bản chất của thành công

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một – người – cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.

Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống  là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công./

Muôn vẻ áo dài đêm ‘Huyền bí phương Đông’

Mẹ Kỳ Duyên mặc áo đính đá hồng lấp lánh, con gái Giáng My diện áo trắng tinh khôi, Á hậu VN 1992 Vi Thị Đông tái xuất và trình diễn áo dài… Muôn sắc màu của trang phục truyền thống hiện ra trong đêm ‘Huyền bí phương Đông’, tại TP HCM, tối 14/7.

Anh Sang, cô con gái xinh đẹp của Giáng My, xuất hiện trong đêm ra mắt tập sách ảnh "Huyền bí phương Đông" của mẹ với bộ áo dài duyên dáng .

Anh Sa, cô con gái xinh đẹp của Giáng My, xuất hiện trong đêm ra mắt tập sách ảnh “Huyền bí phương Đông” của mẹ với bộ áo dài duyên dáng .

Anh Sang năm nay 17 tuổi. Cô bé tỏ ra khá nhạy cảm khi lên sân khấu cùng mẹ trao quà từ thiện cho một học sinh nghèo, hiếu học của tỉnh Quảng Ngãi, Anh Sang rơi nước mắt

Anh Sa năm nay 17 tuổi. Khi lên sân khấu cùng mẹ trao quà từ thiện cho một học sinh nghèo, hiếu học của tỉnh Quảng Ngãi, Anh Sang rơi nước mắt vì thương bạn.

Trong thiệp mời gửi đến mọi người, Giáng My đề nghị khách tham dự nên mặc áo truyền thống Việt Nam để đến với buổi ra mắt sách. Lời đề nghị của chị được khách hưởng ứng rất nhiệt tình.

Trong thiệp mời gửi đến mọi người, Giáng My đề nghị khách tham dự nên mặc áo truyền thống Việt Nam để đến với buổi ra mắt sách. Lời đề nghị của chị được khách hưởng ứng rất nhiệt tình.

Trương Thị May nền nã trong bộ áo dài đỏ và kiềng cổ đúng kiểu con gái Việt Nam xưa.

Á hậu Trương Thị May nền nã trong bộ áo dài đỏ và kiềng cổ đúng kiểu con gái Việt Nam xưa.
Đàm Vĩnh Hưng mặc một trang phục của nhà thiết kế Công Trí.
Đàm Vĩnh Hưng mặc một trang phục của nhà thiết kế Công Trí.

Đàm Vĩnh Hưng (trái) rất thích bộ áo được may từ gấm này. Anh cho biết, nên có nhiều đêm như "Huyền bí phương Đông" để tôn vinh văn hóa Việt.

Đàm Vĩnh Hưng (trái) rất thích bộ áo được may từ gấm này. Anh cho rằng nên có nhiều đêm như “Huyền bí phương Đông” để tôn vinh văn hóa Việt. Doanh nhân Dương Quốc Nam cũng diện áo dài the trong buổi tiệc.

Diễn viên Johhny Trí Nguyễn là một trong những khách nam hiếm hoi không mặc áo dài trong đêm "Huyền bí phương Đông", thay vào đó, anh chọn mặc bộ vét đen lịch lãm.

Diễn viên Johhny Trí Nguyễn là một trong những khách nam hiếm hoi không mặc áo dài trong đêm “Huyền bí phương Đông”. Thay vào đó, anh chọn mặc bộ veston đen lịch lãm.

Ngô Thanh Vân (phải) cũng chọn kiểu áo dài đơn giản để mặc tại sự kiện này.

Ngô Thanh Vân (phải) cũng chọn kiểu áo dài đơn giản để mặc tại sự kiện này.

Diễn viên Hiền Mai (trái) dịu dàng trong tà áo dài xanh biển nhạt.

Diễn viên Hiền Mai (trái) dịu dàng trong tà áo dài xanh biển nhạt.

Bà Tuyết Mai (trái) và ca sĩ Nhật Hạ (phải) chọn mặc hai kiểu áo dài khác nhau. Bà Tuyết Mai mặc một bộ áo dài có đính đá hồng do một nhà thiết kế người Việt tại Mỹ thực hiện với phần thân áo có đuôi dài quét đất tạo sự thướt tha cho người mặc. Còn ca sĩ Nhật Hạ mặc một chiếc áo có thân cách điệu hình ảnh làn sóng nước của nhà thiết kế Quỳnh Paris.

Bà Tuyết Mai (trái) và ca sĩ Nhật Hạ (phải) chọn mặc hai kiểu áo dài khác nhau. Bà Tuyết Mai mặc bộ áo dài có đính đá hồng do một nhà thiết kế người Việt tại Mỹ thực hiện với phần thân áo có đuôi dài quét đất tạo sự thướt tha cho người mặc. Còn ca sĩ Nhật Hạ mặc một chiếc áo có thân cách điệu hình ảnh làn sóng nước của nhà thiết kế Quỳnh Paris.

Nhiều vị khách trong đêm "Huyền bí phương Đông" mặc áo truyền thống Việt Nam.

Nhiều vị khách trong đêm “Huyền bí phương Đông” mặc áo truyền thống Việt Nam.

Thanh Mai (trái) đằm thắm trong bộ áo dài nhung đen khoe bờ vai trắng nõn nà.

Thanh Mai (trái) đằm thắm trong bộ áo dài nhung đen khoe bờ vai trắng nõn nà./